Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Vượt biên tới Mỹ bằng máy bay thuê trọn gói, giá $72K/người


Tháng 5/24, Mỹ yêu cầu các hãng hàng không thương mại lưu ý hành khách nào có ý định nhập cư trái phép đến Mỹ. Dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy số lượng người vượt biên trong tháng 4/24 đã giảm 48% so với tháng 12 năm ngoái, mà Hoa Kỳ cho rằng nhờ phía Mexico quản lý biên giới chặt chẽ hơn.

Ông Felix Ulloa, phó TT El Salvador trả lời phỏng vấn rằng nước ông đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để ngăn ngừa tình trạng vượt biên trái phép. Tháng 10/23, El Salvador áp dụng chính sách mới, yêu cầu người Ấn Độ và một số nước Phi Châu phải xin visa khi đến nước này, đồng thời đóng lệ phí 1000 đô la nếu quá cảnh ở El Salvador, đã giúp giảm bớt tình trạng đến nước này để tìm đường vượt biên qua Mỹ.

Nhưng khi mà cánh cổng này đóng lại thì có những cánh cửa khác mở ra.

Reuters và Columbia Journalism Investigations, chương trình nghiên cứu sau đại học, đã theo dõi 2 tuyến đường di trú liên lục địa mới nổi gần đây. Dữ liệu của nghiên cứu này được lấy từ các nguồn không được báo cáo, số liệu thu thập từ Đạo luật Tự do thông tin (Freedom of Information Act), và gần 100 cuộc phỏng vấn với giới chức, cảnh sát, thành viên tổ bay, dịch vụ di trú, đại lý du lịch, kẻ buôn người, vv, từ 9 quốc gia.

1 tuyến đường xuất phát từ Tây Phi, người vượt biên trả phí 10.000 đô để bay nhiều chặng tới Nicaragua, sau đó đi đường bộ tới Mỹ.

Tuyến còn lại từ Ấn Độ, đi bằng máy bay thuê trọn gói, bay tới Trung Mỹ, sau đó đi đường bộ tới Mỹ, mỗi suất có giá từ 72.000 tới 96.000 đô la. Đa số các trường hợp thì “phí dịch vụ” phải được thanh toán xong xuôi khi người đó đặt chân đến Mỹ, tài liệu của giới chức Ấn Độ cho biết.

Người vượt biên không cần visa khi bay đến các quốc gia Trung Mỹ, so với việc bay thẳng tới Mexico. Họ cũng bớt được Darien Gap, tuyến đường bộ nguy hiểm băng qua Colombia và Panama, nếu như lựa chọn nhập cảnh các nước Nam Mỹ.

tinhte-vuot-bien-my (10).jpg



1 người vượt biên đến Mỹ đáp chuyến bay tới Nicaragua, ảnh chụp tháng 3 năm ngoái.

Blas Nuñez-Neto, trợ lý của bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Mỹ, nói rằng Nicaragua là điểm đến mới của những người muốn nhập cư lậu Mỹ. Ông nói rằng nước này đã nhận tiền làm ngơ để các dịch vụ đưa người nhập cư lậu đến Mỹ. Phát ngôn viên của chính phủ Nicaragua, phó TT Rosario Murillo từ chối bình luận về quan điểm trên.

Trở lại với chuyến bay A340 của Legend Airlines hồi tháng 7/23. Nó xuất phát từ Fujairah, UAE, quá cảnh ở Paris trước khi đáp xuống San Salvador, dữ liệu ghi nhận bởi Flightradar24.

tinhte-vuot-bien-my (9).jpg



2 người đến từ Bờ Biển Ngà, vừa mới đáp máy bay tới Nicaragua, chờ nhập cảnh lậu Mỹ.

Chiếc máy bay đã bị sân bay San Salvador “giam lỏng” 8 giờ. Phi hành đoàn chỉ được phép mở cửa máy bay để nhận nhu yếu phẩm tiếp tế, chứ không ai khác được ra hoặc vô máy bay, kể cả người dọn vệ sinh của dịch vụ mặt đất. Thậm chí, 1 hành khách trên máy bay đau bụng, nói là bị sỏi thận, cũng phải ở lại máy bay, không được phép xuống. Dữ liệu của kiểm soát không lưu và lời kể lại của 3 thành viên tổ bay cho biết.

Sau 8 tiếng chờ đợi, chiếc máy bay và toàn bộ thành viên tổ lái phải cất cánh bay trở lại về nơi xuất phát ban đầu ở UAE. Họ kể lại rằng toàn bộ hành khách, bao gồm trẻ em, đã ở trên máy bay suốt gần 2 ngày liền.


image.png



Đoạn video quay lại cho thấy nam TVHK đang quăng rác sinh hoạt của 300 hành khách trên máy bay xuống sân bay San Salvador, sau 8 tiếng máy bay bị giữ lại, chờ trục xuất về lại UAE: https://reuters.com/investigates/special-report/assets/migration-usa-smuggling/plane-dump.mp4

Cơ quan Hàng không dân dụng Romania (Romania CAA), quốc gia của hãng hàng không Legend Airlines, cho biết họ đã được Mỹ thông báo về vụ việc này. Tuy nhiên, Romania CAA nói rằng họ không có trách nhiệm liên đới đối với luật nhập cư của nước Mỹ. Nữ luật sư Liliana Bakayoko của hãng bay Legend thì nói rằng: “Người Ấn Độ đi du lịch khắp thế giới, điều đó đâu có gì đáng ngờ đâu.”

tinhte-vuot-bien-my (8).jpg



Nhóm người vượt biên tập trung bên ngoài sân bay Managua, chờ được đưa đi tiếp.

Cả tấn câu hỏi được đặt ra:

Kiểm soát không lưu ghi nhận rằng chuyến bay hôm 15/7 của Legend Airlines là chuyến bay thứ 3 đưa người vượt biên đáp tới San Salvador, chuyến đầu tiên xuất phát hôm 29/6/2023.

Với chuyến bay đầu tiên, hành khách được El Salvador cho phép nhập cảnh, tuy nhiên hải quan sân bay đã đưa họ vào diện nghi vấn, người của tổ bay kể lại.

Họ hỏi chúng tôi cả triệu câu hỏi, “Ở đâu tới?” ; “Công ty nào?” ; “Cty thành lập năm nào, ở đâu?”

Chủ của hãng bay Legend không trả lời các câu hỏi của Reuters. Luật sư đại diện của họ từ chối tiết lộ cơ cấu tổ chức của công ty.


tinhte-vuot-bien-my-5.jpg



tinhte-vuot-bien-my-6.jpg



Ảnh Legend Airlines quảng cáo máy bay A340 của họ

Sau khi chuyến bay ngày 15/7/2023 bị trục xuất về UAE, Legend Airlines im hơi lặng tiếng, ẩn mình gần nửa năm, cho đến ngày 9/12 năm đó thì có tiếp chuyến bay khác, hạ cánh ở Managua, thủ đô của Nicaragua, chính là quốc gia hàng xóm của El Salvador.

Dữ liệu cũng cho thấy có thêm 4 chuyến bay nữa của Legend Airlines đã đăng kí điểm đến là Managua, trong vòng 2 tuần sau đó. Cùng lúc đó, Mỹ đưa ra nhận định rằng Nicaragua đang trở thành điểm trung chuyển của những người vượt biên muốn đến Mỹ.

Năm 2023, có 879.000 khách ngoại quốc đáp chuyến bay tới thủ đô Managua của Nicaragua, tăng 56% so với năm 2019, trước đại dịch Covid-19. Nhưng trong gần 880.000 người nhập cảnh đó, chỉ có 573.000 người xuất cảnh mà thôi, số liệu của Ngân hàng trung ương Nicaragua cho biết.


tinhte-vuot-bien-my (7).jpg



Một viên chức cấp cao của Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ cho biết, có hơn 10% hành khách trên các chuyến bay thương mại đến các nước Trung Mỹ, đang nung nấu ý định di cư tới Mỹ.

Năm 2023, Bộ Tài chính Nicaragua thu được 1.9 tỷ cordobas ~ 52 triệu đô la Mỹ phí xử lý nhập cảnh và xin visa nước này của du khách nước ngoài, tăng gấp 5 lần mức thu của năm 2019 trước khi Covid xảy ra. Số tiền thu được đó xấp xỉ 2% tổng thu ngân sách của nước này.

Tháng 5/24, Mỹ ra quyết định cấm nhập cảnh đối với 250 quan chức của Nicaragua, đồng thời cắt đứt quan hệ làm ăn với các hãng dịch vụ dính líu tới đường dây đưa người nhập cảnh trái phép tới Mỹ. Phó TT Murillo của Nicaragua đã tức giận nói trên tivi rằng “thật mất mặt khi đất nước của ông có những kẻ phản bội, hèn nhát, đã bán rẻ danh dự cho những kẻ phục vụ cho đế quốc Mỹ”, ám chỉ các dịch vụ đưa người vượt biên lậu.

Môi giới vượt biên tự gọi họ là “Mẹ Phi Châu”:

Tối khuya ngày 28/8/23, Ismaila Diop, chủ một doanh nghiệp nhỏ ở Senegal, 30t, đáp chuyến bay TA315 của hãng hàng không Avianca đến thủ đô Managua. Sau khi đến Nicaragua, Diop đã trả 160 đô la phí làm visa du lịch, rồi bắt xe taxi, đi 5 tiếng tới biên giới Honduras. Tài xế taxi từng chở Diop đã xác nhận vụ việc đó, họ tiết lộ phí taxi của chuyến đó khoảng 50 đô.

Hành trình của Ismaila Diop bắt đầu từ Dakar, thủ đô của Senegal, anh bay đến Rabat, thủ đô của Ma-rốc, sau đó bay nối chuyến đến Marid, TBN, cuối cùng là bắt chuyến bay TA315 để tới Nicaragua. Diop bỏ chạy khỏi đất nước của mình vì anh là người song tính, từng bị hành hung tới mức nhập viện và phải nghỉ làm gần 1 tháng. Hồ sơ sức khỏe của Diop đã chứng thực điều đó, Reuters nói.


tinhte-vuot-bien-my (4).jpg



Ảnh Diop up lên MXH, bên trái là lúc anh vượt đường sông từ Guatemala tới Mexico, còn ảnh bên trái là lúc trên máy bay từ Ma-rốc, chuẩn bị đáp xuống Marid, TBN.

Diop kể rằng ở Senegal, quan hệ đồng giới là phạm pháp, hoặc là họ phải đi tù, hoặc bị đánh tới chết. Một người bạn gay của Diop sống ở Mỹ đã cho anh sđt của Lisa Sow, môi giới dịch vụ vượt biên, sống ở Ma-rốc. Diop đã chuyển khoản cho Lisa 2 triệu franc CFA, tương đương 3.200 đô la Mỹ, để mua vé máy bay tới Nicaragua.

Ngoài Diop ra, Reuters cũng từng phỏng vấn 11 người khác đến từ các nước Tây Phi, họ xác nhận rằng đã mua vé máy bay của Avianca để tới Nicaragua, sau đó đi đường bộ tới biên giới Mỹ. Avianca là hãng bay của Colombia, nhiều năm liền trong top các hãng hàng không đưa nhiều khách du lịch đến Nicaragua.

Khi được hỏi, hãng bay Avianca nói rằng họ không thể phân biệt đối xử đối với những hành khách có nhu cầu đi lại giữa các nước nếu khách không bị cấm bay. Avianca chỉ có thể theo dõi các hoạt động bất thường để có biện pháp hạn chế tình trạng lợi dụng chuyến bay để vượt biên lậu.


tinhte-vuot-bien-my.jpg



Với Diop, trên đường di cư tới Mỹ, anh đi cùng với khoảng 10 người khác, cùng quốc tịch Senegal. Khi tới Nicaragua, họ được “sang tay” cho một nhóm môi giới khác, những người này không tiết lộ tên, chỉ gọi họ bằng cụm từ “Mama Africa”, tạm dịch là Mẹ Phi châu.

Theo luật pháp của Honduras, nước này cho phép khách ngoại quốc quá cảnh 5 ngày nếu họ đăng kí với chính quyền sở tại, Viện Di trú quốc gia của nước này cho biết.

Khi đặt chân tới Guatemala, 1 người môi giới khác “tiếp quản” nhóm vượt biên của Diop, họ được đưa tới khách sạn để ăn uống và ngủ nghỉ. Diop kể lại rằng bữa ăn có đầy đủ cơm, rau, gà chiên, sau đó mỗi người được phát 1 cái vòng đeo tay màu vàng để đánh dấu.

Diop kể: Họ nói rằng nếu bị cảnh sát (Guatemala) bắt lại, hãy chìa vòng đeo tay này ra, họ sẽ cho đi.

Rolando Mazariegos, làm việc tại Viện Di trú Guatemala, nơi theo dõi luồng di cư thông qua đất nước này, nói rằng những người vượt biên trái phép qua Guatemala sẽ bị trục xuất về Honduras. Chính phủ Guatemala đã truy tố những viên chức chính phủ bị cáo buộc tiếp tay cho hành động buôn người này. Ngoài ra, ông cũng nói rằng khi Mỹ và các quốc gia liên quan làm mạnh việc cấm nhập cư lậu, đã khiến cho chi phí dịch vụ vượt biên ngày càng đắt đỏ.


tinhte-vuot-bien-my (3).jpg



Ảnh Diop up trên đường đi.

Tại thị trấn Sonoyta của Mexico, nơi giáp ranh với bang Arizona của Mỹ, 1 kẻ buôn người gốc Mễ, cũng tự xưng là “Mama Africa”, đã chỉ cho Diop lỗ hổng của hàng rào để vượt biên qua Mỹ. Diop kể rằng Mama Diop dặn anh sau khi đặt chân lên đất Mỹ, hãy chờ để bị cảnh sát bắt, rồi nói là mình tới xin tị nạn.

Cú vượt biên đó tốn của Diop thêm 1.400 đô la.

Một người môi giới vượt biên ở Nicaragua xác nhận rằng họ bắt đầu buôn người Phi châu đến Mỹ từ tháng 11/22. Phí dịch vụ được tiết lộ là 7.000 đô la để mua vé máy bay tới Nicaragua, cộng thêm 3.000 đô la tiền để vượt hàng rào tới Mỹ.

Người môi giới này kể với Reuters, với điều kiện là được giữ kín danh tính, rằng họ kết nối với dịch vụ vượt biên ở Senegal. Chỉ trong vài tháng qua, đường dây này đã lên kế hoạch cho 8 chuyến vượt biên đến Mỹ, mỗi chuyến khoảng 20 người, hầu hết đến từ Mauritania.

“Tất cả đều là người được dịch vụ giới thiệu”, hắn nói. Tuy nhiên, số lượng người đến Nicaragua (để vượt biên) giảm mạnh từ cuối năm ngoái. Thông tin này cũng được 2 môi giới khác xác nhận.


tinhte-vuot-bien-my-4.jpg



Khi đến Mỹ, Diop đến thành phố New York, hiện nay anh đang sống trong một khu nhà tạm trên đảo Randall, dành cho người tị nạn.

Không phải lúc nào may mắn cũng mỉm cười:

Ngày 21/12 năm ngoái, giới chức Pháp đã chặn 1 chuyến bay thuê bao khác của Legend Airlines, xin quá cảnh ở sân bay Vatry của Paris. Chuyến bay xuất phát từ Fujairah của UAE, hướng tới Managua của Nicaragua, xin quá cảnh ở Paris, Pháp.

Chuyến bay chở theo 303 hành khách, trong đó có 276 người đã quay lại Ấn Độ. Cảnh sát nước này cho hay.


tinhte-vuot-bien-my (11).jpg



Người Ấn Độ vừa mới vượt biên qua Mỹ, đang được cảnh sát biên giới ở Jacumba Hot Springs, California, làm thủ tục đăng kí xin tị nạn.

Tiphaine Watier, luật sư công nhận bào chữa cho hành khách của chuyến bay kể trên, kể lại rằng nhiều người trong số đó bày tỏ nguyện vọng cao độ được tới Nicaragua, họ đã tuyệt thực tại sân bay. Nhiều người trong số đó đã phải bán hết ruộng vườn, nhà cửa, để có tiền đi vượt biên.


tinhte-vuot-bien-my (15).jpg



Người vượt biên Mỹ đến từ Togo, ghi nhận tại Barrett Junction, California.
Tương tự phát ngôn trước đó, luật sư Bakayoko đại diện của Legend nói rằng hãng hàng không cũng không hề bị nước Pháp phạt vì chuyến bay xin quá cảnh đó. Phòng Công tố Paris cho biết họ đang điều tra vụ việc, chưa có ai bị truy tố.


tinhte-vuot-bien-my (12).jpg



Kể từ vụ việc ở Paris, luật sư Bakayoko nói rằng Legend đã xiết chặt các qui định để hạn chế việc vượt biên trái phép bằng các chuyến bay của họ. Legend Airlines đã từ chối nhiều lần thuê mướn máy bay của họ để chở người vượt biên. Dữ liệu của kiểm soát không lưu cho biết từ tháng 12 năm ngoái, không còn chuyến bay nào của Legend phục vụ mục đích tương tự.

Trong số 303 hành khách Ấn Độ của chuyến bay vừa mới nhắc tới, có Gurpreet Singh, 22 tuổi, con trai của 1 nhà nông ở Naurangabad, tỉnh Punjab, Ấn Độ. Chàng thanh niên đang thất nghiệp nói rằng anh đã chi 72.000 đô la cho chuyến vượt biên bất thành.

Tính tới nay, Singh đã 5 lần vượt biên bất thành tới Mỹ. Lần bị trục xuất ở Paris là chuyến đi thất bại thứ 3.


tinhte-vuot-bien-my (13).jpg



2 mẹ con người Ấn Độ, sau khi được cảnh sát Mỹ ghi nhận, đang chờ xe trung chuyển đưa họ tới nơi tiếp nhận.

Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, anh nói: Tất cả bạn bè tôi đều đi đường này và họ đã thành công tới Mỹ, có việc làm, còn tôi lần nào cũng thua trắng. Tôi đã phải đi vay mượn khắp nơi để có tiền trả phí dịch vụ vượt biên, chờ khi tới Mỹ đi làm kiếm tiền trả nợ. Dù chưa đi được nhưng tôi nghĩ rằng một khi đặt được chân lên đất Mỹ, rất nhiều cơ hội khác sẽ đến.


tinhte-vuot-bien-my (14).jpg



Sultan Singh, người môi giới cho cậu thanh niên Gurpreet Singh, nhận trước 1 triệu rúp (12.000 đô la) tiền đặt cọc, số còn lại là 60 ngàn đô sẽ trả hết một lần khi vừa đến được Mỹ. Mức phí 72 ngàn đô để vượt biên đó được Cảnh sát sân bay Delhi đề cập trong thông cáo báo chí ngày 13/3/2024, riêng Gurpreet thì không nhắc tới chi phí cậu ấy đã trả cụ thể là bao nhiêu.


tinhte-vuot-bien-my-3.jpg



Gurpreet Singh đứng trước cổng cảnh sát sân bay I.G.I của New Delhi, ngày 13/3/2024.

Sultan Singh, 32t, chủ công ty M/S Global Visa Solution, một dịch vụ du lịch có văn phòng ở Amritsar, Punjab, Ấn Độ. Theo ông Usha Rangnani, phó công an sân bay Delhi tiết lộ, người môi giới này đã bị truy tố tội làm giả giấy tờ.

Trái lại, Sultan khi trả lời phỏng vấn nói rằng mình vô tội và không liên quan gì tới đường dây vượt biên trái phép.

Gurpreet Singh bắt đầu vượt biên từ tháng 9/23, chuyến đầu tiên anh bay tới Việt Nam, nhưng giữa đường đã tình nguyện quay về nước, viên cảnh sát Usha Rangnani nói. Lần thứ 2, anh nhập cảnh Qatar thì bị trục xuất về nước vì phát hiện sử dụng visa Brazil giả. Lần thứ 3 là vụ bị trục xuất ở Paris như đã kể ở trên.


tinhte-vuot-bien-my-1.jpg



Cha của cậu thanh niên 22t, ông Kartar Singh, dự định sẽ mở 1 cửa hàng bán nông cụ cho con trai ở quê nhà.

Lần 4, cậu thanh niên tiếp tục bị Dubai trục xuất khi hải quan sân bay nhìn thấy con dấu bị trục xuất ở Paris trong passport của cậu. Lần 5, Gurpreet được dịch vụ đưa tới Kazakhstan hồi tháng 3/24, nhưng bị trục xuất ở sân bay Almaty vì cuốn passport có nhiều trang đã bị xé, chắc là để che giấu những lần bị trục xuất trước đó.

Gurpreet cũng bị Ấn Độ truy tố tội làm giả giấy tờ, hiẹn tại cậu đang được bảo lãnh tại ngoại, luật sư đại diện cho cậu là Abhay Kumar Mishra cho hay.

Ông Kartar Singh, cha của cậu thanh niên 22t đã 5 lần vượt biên thất bại, nói rằng ông sẽ cho con trai ở lại quê nhà, mở cho nó 1 cửa hàng buôn bán nông cụ để kiếm sống.


tinhte-vuot-bien-my2.jpg



Bà Dalbir Kaur, mẹ của Gurpreet thì nói rằng đã tới lúc con mình cần phải an cư lập nghiệp ở Ấn Độ rồi. “Tôi từng nhiều đêm mất ngủ vì không biết nó đang bị kẹt ở phương trời nào. Nó nói là con đi Mỹ thì chỉ cần 1 năm là kiếm bằng tiền người ta làm 6-7 năm ở Ấn, vậy nên tôi đã nhiều lần tán thành mục tiêu của nó. Nhưng giờ đây tôi nghĩ rằng nó phải ở yên và tìm việc làm ở đây thôi.”

Nguồn: Reuters





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *