Tên lửa Falcon Heavy đưa vệ tinh thời tiết GOES-U lên quỹ đạo
Năm nay, vệ tinh GOES-U nặng chỉ 5.000 kg nhưng có sức mạnh lớn hơn nhiều so với các vệ tinh GOES trước đó, nó có tốc độ chụp ảnh nhanh gấp 5 lần và chất lượng hình ảnh cao gấp 4 lần. Nó cũng có một cảm biến mới được gọi là Bộ lập bản đồ Sấm sét Địa tĩnh (GLM), cảm biến này sẽ giúp các nhà khoa học quan sát các tia sét liên tục 24 giờ một ngày.
Vệ tinh GOES-U được triển khai vào không gian.
Nhà sản xuất vệ tinh Lockheed Martin đã ca ngợi giá trị mà chuỗi vệ tinh GOES-R đem lại cho con người. Jagdeep Shergill, giám đốc chương trình GOES-U tại Lockheed Martin cho biết: “Việc phóng GOES-U là đỉnh cao của hơn 16 năm thiết kế, chế tạo và phóng bốn vệ tinh thời tiết quan trọng của Mỹ. Kể từ khi phóng vệ tinh GOES-R đầu tiên, chúng ta đã có dự báo thời tiết chính xác hơn và cảnh báo bão nghiêm trọng kịp thời hơn, dịch vụ quan trọng này đã ảnh hưởng tích cực đến mọi người ở Mỹ.”
Không chỉ theo dõi thời tiết trên Trái đất, vệ tinh này còn được trang bị một thiết bị mới có tên là Compact Coronagraph (CCOR) để theo dõi “thời tiết” của không gian bên ngoài khí quyển Trái đất và quan sát các sự kiện Mặt trời có thể tác động đến Trái đất.
Pin năng lượng mặt trời dài gần 7 mét của GOES-U.
Việc triển khai GOES-U đã hoàn thành chuỗi vệ tinh thời tiết GOES-R và chúng vẫn sẽ hoạt động trong hơn một thập niên nữa (2037). Sau đó, hệ thống vệ tinh Quan sát Mở rộng Địa tĩnh (GeoXO) cũng do Lockheed Martin chế tạo sẽ thay thế nó. Dự kiến lần phóng vệ tinh GeoXO đầu tiên sẽ không sớm hơn năm 2032.