AI sẽ giúp con người sống đến 150 tuổi vào năm 2030. Anh em nghĩ sao về tuyên bố này?
Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa việc kéo dài “tuổi khỏe mạnh” healthspan, số năm sống khỏe mạnh không bệnh tật, và việc kéo dài “tuổi thọ sinh học tối đa” lifespan. Nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện nay chủ yếu hướng đến việc phát hiện sớm ung thư, điều trị bệnh hoặc phát triển các liệu pháp mới giúp con người sống khỏe mạnh hơn, chứ chưa chắc đã giúp kéo dài giới hạn sinh học của loài người.
Sự hoài nghi từ giới khoa học
Tuy nhiên, không phải ai cũng bị thuyết phục bởi góc nhìn này. S. Jay Olshansky, giáo sư dịch tễ học và thống kê sinh học tại Đại học Illinois Chicago, cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy AI có thể làm chậm hay đảo ngược quá trình lão hóa sinh học. Trong cùng khoảng thời gian Amodei đăng tải bài viết trên blog cá nhân, Olshansky đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Nature Aging bác bỏ khả năng xảy ra một cuộc cách mạng tuổi thọ như vậy.
Ông cho biết rằng cuộc chơi về lão hoá đã khác hẳn so với thế kỷ trước khi hiện tại đó là một rào cản rất lớn và các nhà khoa học hiện chưa tìm ra được cách để can thiệp vào quá trình đó. Ngoài ra, ông cũng cho rằng việc tuyên bố rằng AI sẽ giúp loài người sống thọ đến 150 tuổi không khác nào nói rằng uống nước chanh mỗi ngày hai lần sẽ giúp bạn bất tử. Thực tế thì không ai chứng minh được điều đó là sai, nhưng cũng chẳng có căn cứ khoa học nào.
S. Jay Olshansky, giáo sư dịch tễ học đã thẳng thắn bác bỏ quan điểm của Amodei về việc AI sẽ đảo ngược quá trình lão hoá sinh học