tuy độc hại nhưng ắc quy có thể tái chế được tới 99%
Ắc quy chì hay còn gọi là pin axit chì là phụ tùng có mặt trong mọi loại xe cơ giới, từ xe chạy bằng xăng dầu cho tới xe điện, từ xe máy 2 bánh cho tới xe hơi 4 bánh lẫn xe container 18 bánh. Bình thường như xe hơi của mình thì ắc quy khoảng 3 năm là cần thay mới, nếu vòng đời của xe là 20 năm thì sẽ cần phải thay 7 cái.
*Ở Việt Nam, chính sách ERP (Extended Producer Responsibility – Trách nhiệm của nhà sản xuất) áp dụng từ năm 2024 yêu cầu tỷ lệ tái chế ắc quy phải đạt tối thiểu 12% và nâng cao tỷ lệ theo lộ trình.
Nhờ việc quản lý nghiêm ngặt ắc quy đã qua sử dụng, tức là cấm đem vứt ắc quy ở bãi rác mà phải gởi tới các nơi thu gom, các nước tiên tiến có thể đạt tỷ lệ tái chế loại pin này rất cao. Theo báo cáo của Battery Council Internation (BCI), tỷ lệ tái chế ắc quy ở Mỹ lên tới 99%, là sản phẩm tiêu dùng có tỷ lệ tái chế cao nhất, hơn gấp nhiều lần chai nhựa (29%), đồ điện tử (39%), vỏ lon nhôm (50%), vv và vv.
Để ra được con số tái chế ắc quy đạt tỷ lệ tới tới 99%, BCI lấy tổng khối lượng ắc quy đã tái chế đem chia cho tổng khối lượng ắc quy cũ cần tái chế. Hiệu suất 99% này đạt được trong 10 năm từ 2011 – 2021 ở Mỹ.
Mạng lưới thu gom ắc quy ở Mỹ rất rộng lớn, lên tới 300.000 địa điểm. Kèm theo hiệu suất tái chế ắc quy ở Mỹ đạt 99% giúp mỗi năm nước này giảm được 160 triệu bộ ắc quy bị thải ra môi trường, việc tái chế các thành phần cấu tạo ra ắc quy (chì, axit sulfuric, vỏ nhựa…) đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại cơ sở tái chế, ắc quy được tháo gỡ ra để lấy cái linh kiện bên trong. Tóm tắt công tác tái chế 3 thành phần chính của 1 bộ ắc quy axit chì:
- Chì: Chì có thể tái chế vô hạn lần mà không bị giảm hiệu suất, dĩ nhiên là phải trừ bớt hao phí do thành xỉ, bụi chì, vv. Trên thực tế, có tới 83% chì dùng để sản xuất ắc quy ở Mỹ là chì được tái chế từ các bộ ắc quy cũ. 17% còn lại có thể được sử dụng trong sản xuất đồ điện tử, súng đạn vv.
- Axit sulfuric (H2SO4): được lấy ra và chứa trong các bồn chứa chuyên dụng. Sau đó đem trung hòa bằng các hỗn hợp hóa học khác, tạo thành muối natri sulfat (Na2SO4), có thể sử dụng để sản xuất thủy tinh, phân bón hóa học, chất tẩy rửa vv.
- Nhựa: được nghiền nát thành hạt nhựa và tái chế thành các sản phẩm khác như vỏ nhựa, thùng chứa, vỏ ắc quy mới vv.
- Bụi chì, xỉ, nước thải: được lọc và xử lý theo đúng quy định.
https://batterycouncil.org/wp-content/uploads/2022/11/Circular-Economy-2023-Update-v2.gif
Theo bci, epa