Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Hoa Kỳ cải tiến công nghệ tên lửa có từ thời Chiến Tranh Lạnh, phóng thành công từ drone


Quân đội Hoa Kỳ đã lần đầu tiên phóng thành công tên lửa có hệ thống đẩy kết hợp giữa rocket và ramjet (động cơ phản lực dòng thẳng) dùng nhiên liệu rắn từ máy bay không người lái BQM-34. Công nghệ này gọi tắt là SFIRR (Solid Fuel Integral Rocket Ramjet) không mới, nó được phát triển từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, Sư đoàn vũ khí thuộc trung tâm tác chiến hàng không hải quân (NAWCWD) đã tiến hành tinh chỉnh, tích hợp các công nghệ đẩy, điện tử hàng không và điều khiển hoả lực tiên tiến để thực hiện màn trình diễn này trong chưa đầy 12 tháng. NAWCWD cho biết đây là “một bước tiến tới hiện đại hoá công nghệ tên lửa“.

Như tên gọi Rocket Ramjet, tên lửa bao gồm 2 hệ thống đẩy: Rocket Booster – động cơ đẩy tăng cường sẽ cung cấp lực đẩy ban đầu giúp tên lửa đạt được tốc độ siêu thanh, thường là trên Mach 2. Ở tốc độ siêu thanh, phần tên lửa đẩy trở thành buồng đốt cho động cơ ramjet. Ramjet không có máy nén hay turbine mà nó sử dụng chính chuyển động hướng tới để hút và nén luồng không khí tốc độ cao từ đó đốt với nhiên liệu để tạo lực đẩy. SFIRR dùng nhiên liệu rắn và nhiên liệu thường được đúc vào thành ngoài của buồng đốt. Nhiên liệu rắn vừa đóng vai trò là chất đẩy, vừa góp phần vào tính toàn vẹn về cấu trúc của tên lửa.


SFIRR launch.jpg



Abbey Horning – giám đốc sản phẩm tại NAWCWD cho biết: “Chúng tôi không chỉ xem lại một ý tưởng cũ mà chúng còn tinh chỉnh, hiện đại hoá nó để phù hợp với các sứ mạng ngày nay.” So với các hệ thống đẩy ramjet dùng nhiên liệu lỏng (LFRJ) thì SFIRR đơn giản hơn, từ đó làm giảm đáng kể trọng lượng, cho phép tên lửa mang nhiều tải trọng hơn và tầm bay xa hơn cùng với khả năng cơ động được tăng cường. Ngoài ra, sự đơn giản của SPIRR cũng mang đến những ưu điểm về mặt chi phí, độ tin cậy cao và hiệu suất phù hợp với nhu cầu hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ.

Việc Hoa Kỳ hồi sinh SFIRR với các công nghệ tiên tiến góp phần giải quyết nhu cầu về một loại vũ khí đánh chặn tốc độ cao và độ tin cậy cao trước các mối đe doạ từ tên lửa hay phương tiện bay bội siêu thanh đến từ Nga hay Trung Quốc. Những ưu điểm của SFIRR như tầm bay xa, tốc độ, tính cơ động cho phép các lực lượng Hoa Kỳ, trước mắt là Hải quân có thể phản ứng kịp thời. Thêm vào đó, với việc thử nghiệm phóng thành công từ máy bay không người lái thì SFIRR mang lại lợi thế vận hành đáng kể, cho phép tác chiến từ xa từ đó giảm thiểm thương vong và thiệt hại.

UASWeekly





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *