Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Mình đi San Francisco nhưng máy bay chở mình xuống Alaska…


Hóng được tin hành lang thì lúc trên không, phi hành đoàn phát hiện một sự cố gì đó và buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Và vị trí mà họ chọn là sân bay này. Mình vào flightradar xem thử lại thì nó có cập nhật hẳn lộ trình bay, thay vì bay theo đúng đường bay dự kiến thì phi công cho rẽ 90 độ bay thẳng lên Anchorage này.


alask-04.jpg


Đâu đó đến hơn 18h thì một thông báo khác được gởi tới cả QR code lẫn nhân viên chuyến bay: “Chúng ta sẽ rời khỏi sân bay và di chuyển về một khách sạn, đợi thông báo tiếp theo.” Mình và nhiều hành khách vốn không mang theo vali carry on bắt đầu hỏi tiếp viên rằng “chúng tui sẽ lấy hành lý ký gởi bên ngoài đúng không”, câu trả lời là không, vì nhiều lý do mà hành lý sẽ nằm yên trên máy bay.

Đối với mình, toàn bộ quần áo và đồ cá nhân đều trong hành lý, balo của mình chỉ có thiết bị điện tử. Tiêu rồi! Làm sao chống lại cái lạnh của Alaska với 1 lớp áo khoác mỏng tanh.

Tới đây thì hy vọng bay tiếp được đã hoàn toàn biến mất. Mình nhắn cho @Lê Phú Khương đang đợi mình ở San Francisco tình hình hiện tại, nhắn luôn cho các bạn ở Google.


alask-15.jpg



Và một cách chính thức không ngờ tới, mình được lần đầu đặt chân tới Alaska.


alask-13.jpg



Thôi thì tới đâu thì tới, check in phát với con gấu bắc cực đã. Lần đầu tiên mình thấy nó bên ngoài. Đây là tiêu bản của một con gấu trắng Bắc Cực, to khủng khiếp như con bò luôn. Cơ mà lông của nó không trắng tinh như mình vẫn coi trong thế giới động vật (hoặc cũng có thể con này không chịu tự vệ sinh cho sạch cũng không chừng 😀).


alask-10.jpg



Xe bus chở mọi người đến một khách sạn gần khu vực sân bay. Đây là cảnh vật trên đường đi mình chụp vội lại khi ngồi xe.


alask-11.jpg



Gần sân bay là một bãi đậu máy bay nhỏ.

Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn ở đấy, chỉ cần xếp hàng đưa hộ chiếu và nhận phòng là được cấp thẻ lên phòng. Lúc này là gần 20h theo giờ địa phương, thông báo kế tiếp từ hãng hàng không qua link ở QR code là sẽ có bữa tối được phát ở dưới nhà hàng của khách sạn. Bỏ balo trên phòng, rửa mặt xíu và mình đi xuống, bước ra ngoài nhìn xung quanh một chút.


alask-08.jpg



Vị trí này khá vắng người, cũng không nhiều hàng quán, không có cửa hàng,… rất vắng, đúng kiểu một thành phố công nghiệp của những bang lạnh ở Mỹ hay Canada.


alask-09.jpg



Lúc này là lạnh lắm rồi. Cơ mà lúc nhìn Google Maps xung quanh, dù không tìm được chỗ để mua đồ cá nhân, mình tìm thấy một “quán nhậu” của dân địa phương cách đấy khoảng 200 mét. Và kết quả là một ly bia và một ly Bourbon cho ấm người và bình tĩnh lại.


alask-01.jpg


Về phòng, mình cập nhật tình hình cho mọi người và vẫn với hy vọng rằng sẽ sớm thôi chuyến bay sẽ tiếp tục. Chờ mãi tới gần 12h đêm, một thông báo khác xuất hiện từ hãng hàng không, nội dung là “chúng tôi vui mừng thông báo là đã có hướng sửa máy bay, mất đâu đó khoảng 10 tiếng để sửa, và chuyến bay dự kiến sẽ tiếp tục khởi hành tới San Francisco vào 17h chiều mai”.

Vậy là coi như lịch nguyên ngày đầu của mình ở San Francisco đã xong. Mình báo cho @Khương biết. Một người bạn Malay ở Mỹ còn nhanh trí tìm dùm mình chuyến bay khác sớm nhất nhưng chắc chắc, làm gì có chuyến bay nào khác. Mọi thứ đều chỉ có thể trông chờ vào chuyến bay của EVA.


alask-06.jpg



Sáng hôm sang, hãng hàng không tiếp tục phát ăn sáng, sau đó 10h check out toàn bộ ra khỏi khách sạn và quay trở lại sân bay. Lúc này, mình thắc mắc là chuyến bay của mình sẽ là bay nội địa hay tiếp tục bay quốc tế. Hóa ra nhân viên an ninh tại sân bay đã cầm sẵn một tờ giấy danh sách những người trên chuyến bay, khi đi qua đây họ dò theo bản cứng đấy với hộ chiếu thay vì đưa vào máy quét như bình thường ở Mỹ. Và sau đó là gần 1 ngày ngồi vật vờ ở sân bay.

Rảnh thì làm gì? Máy tính sau khi dùng cạn pin, ipad sau khi cạn pin,… mình đi vòng vòng hết các cửa hàng ỏ sân bay. Ga quốc nội ở đây thì đông hơn ga chở hàng một trước một chút. Các cửa hàng bán đồ lưu niệm cũng có, vẫn là các món đặc trưng ở đây như móc gắn chìa khóa, đế ly, đồ khui,… Hầu hết đều là slogan “Alaska – American Last Frontier” (tiền đồn cuối cùng cửa nước Mỹ). À, tới đây thì mình mới biết là quà lưu niệm ở đây nổi tiếng là các hộp cá hồi xông khói, tìm hiểu kỹ mới biết là vùng này siêu nổi tiếng cá hồi luôn.

Đến quá trưa thì nhân viên hãng hàng không phát bữa trưa cho mọi người theo danh sách. Sau đó mình đi vòng vòng hóng xem ai có củ sạc điện thoại để mượn sạc (bi kịch ở đây là trong balo của mình chỉ có cáp C to C nhưng hóa ra, mọi người chủ yếu xài củ sạc A to C, may sau cuối cùng mình cũng tìm được để sạc điện thoại).


alask-21.jpg


Xưa giờ, hiếm khi nào mình bắt chuyện hay làm quen với những người lạ bay chung chuyến, nhưng hơn 24 tiếng trong sự cố lần này mình làm quen được với khá nhiều người (cảm giác gần gần như những phim sự cố máy bay rồi còn một nhóm người sống sót cùng nhau trên một hoang đảo mà mình hay coi vậy 😀). Mình làm quen được nhiều người Philliipine, trong đó có một anh dự định bay qua dự lễ tốt nghiệp của con trai, một gia đình Đài Loan về lại Mỹ, rồi cả vợ chồng cô chú người Việt về lại Houston, Texas,… Tất cả các kế hoạch đều bị hủy, mọi chuyến bay nối chuyến từ SFO đi tiếp tới bang khác chắc chắn sẽ hủy.

Đối với những người đến điểm cuối là SFO như mình, hành lý ký gởi sẽ được lấy ra ngay nhưng đối với những người bay tiếp đi nơi khác, hãng thông báo rằng sẽ phức tạp hơn chút, có thể sẽ bị delay lại thêm 1 ngày nữa. Cái này mình cũng không rõ là cơ chế họ sắp xếp và chuyển hành lý ra sao nữa. Dù vậy, tính ra thì mình vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác chán.

Và 17h, chuyến bay tiếp tục được boarding, chính thức khởi hành đi SFO tiếp, kết thúc hơn 24 tiếng du lịch bất đắc dĩ ở Alaska. Chuyến bay đáp xuống SFO đâu đó hơn 22h đêm, nghĩa là hơn 5 tiếng bay từ Alaska về lại San Francisco. Lúc xuống SFO, mình không cần phải làm thủ tục nhập cảnh nữa mà được đi thẳng từ cổng quốc tế, các anh an ninh xả chốt để mọi người qua thẳng vào băng chuyền đợi lấy hành lý luôn. Do hành lý ký gởi chưa clearance nên mình phải tự ra thông quan nữa và đâu đó, hơn 12h, mình ra khỏi sân bay SFO, lên xe của Khương đợi để về khách sạn. Một chuyến bay bão táp chính thức kết thúc.

Có thể thấy cả câu chuyện nói nguy hiểm thì chắc cũng có vì chỉ có sự cố uy hiếp an toàn bay thì mới hạ cánh khẩn cấp, tạ ơn là mọi người vẫn bình an là điều quan trọng nhất. Dù có mất thời gian, lỡ rất nhiều kế hoạch nhưng mọi thứ rồi cũng ổn. Ở góc độ khác thì mình cũng được xuống Alaska chơi được xíu.

Qua sự việc nhìn lại kỹ, toàn bộ quá trình xử lý và tương tác từ hãng hàng không tới hành khách đều rất trôi chảy và mượt. Mọi người trên máy bay không hề loạn hay khó chịu, chỉ làm theo thôi. Các dịch vụ xử lý trước sự cố đều ổn, có hẳn đồ ăn và nước uống cập nhật cho mọi người, đặc biệt là chỗ ngủ ở Alaska lạnh ngắt. Tuy nhiên, cá nhân mình rút ra được thêm bài học về các món đồ nhất thiết phải có trong hành lý xách tay khi bay xa, dặc biệt là vali carry on chứa ít nhất là bộ quần áo, vài thứ linh tinh cá nhân dự phòng,… để có thể ứng phó khi tình huống xấu ập tới (à quên kể là mình đi vòng vòng mượn được 2 cái áo khoác ấm của các hành khách đi chung lúc còn ở Alaska mới chịu nổi, lạnh lắm).

Nhưng dù sao, trong 1 ngày ngắn ngủi ở Mountain View, mình đã tìm gặp anh Johnson người tạo ra NotebookLM để hóng cách xài hay, học được quá trời thứ từ chị Paige – kỹ sư trưởng của Google DeepMind về vibe code và chuyện nghề code với AI sắp tới, cả được xài sớm Veo 3 tạo video có tiếng Việt rần rần trên Internet bữa giờ và nhiều thứ hay khác. Thôi thì cũng xứng đáng với những gì đã trải qua. Sau sự kiện, mình lại lục đục ra sân bay và bay về. Chuyến về bình thường, kết thúc một chuyến đi quá sức đáng nhớ, mệt thì có mệt, hoang mang cũng có hoang mang, nhưng cũng là một trải nghiệm khó mà quên được.

Xem thêm:





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *