Silicon Valley cạnh tranh với các tập đoàn quân sự, giành hợp đồng lá chắn tên lửa 175 tỷ USD
“Tình hình đang thay đổi rất nhanh,” Abbo nói. “Hiện tại chúng ta thấy chính phủ thực sự thích các phần mềm thương mại.”
SpaceX của Musk và Palantir của Thiel đã làm việc với chính phủ Mỹ trong khoảng thời gian gần hai thập kỷ. Tuy nhiên, họ hiện phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những cái tên mới tham gia thị trường quốc phòng, bao gồm Anduril, C3 AI, Epirus, Saronic, ScaleAI, ShieldAI và True Anomaly, tất cả đều đã đạt được giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD.
Mike Brown, cựu giám đốc Đơn vị Sáng kiến Đổi mới Quốc phòng của Lầu Năm Góc, hiện là nhà đầu tư tại quỹ đầu tư mạo hiểm Shield Capital, cho biết chính quyền đang “cải thiện cách và tốc độ quân đội Mỹ mua sắm công nghệ thương mại.”
Các công ty công nghệ tiêu dùng như Microsoft, Google và OpenAI cũng đã tăng cường cung cấp các dịch vụ phần mềm đám mây và AI cho quốc phòng Mỹ.
“Tôi sẽ không xem xét điều này theo hướng các tập đoàn lớn và lâu đời nhận được bao nhiêu so với số tiền mà những cái tên mới nhận được. Đúng hơn thì nên hiểu điều này sẽ giúp những cái tên mới bắt kịp các tập đoàn lớn như thế nào,” một nguồn tin thân cận với ngành công nghiệp quốc phòng nói. Một câu hỏi quan trọng, theo người này, là liệu Golden Dome có cung cấp một “dòng tiền mặt” cần thiết để phát triển năng lực sản xuất và kỹ thuật của họ cũng như sự hiểu biết của họ về chiến tranh hay không.
Mặc dù các tập đoàn quốc phòng lâu đời cũng phát triển công nghệ sáng tạo, nhưng lời đề nghị của họ tập trung vào khả năng hiện có, cùng portfolio sản xuất và giao hàng của họ, ngay cả khi những đơn hàng ấy thường bị trì hoãn.
Để tạo ra nhiều lớp công nghệ và hệ thống vũ khí phức tạp cần thiết cho dự án, Lầu Năm Góc sẽ cần cả các nhà thầu quốc phòng lâu đời và các nhóm công nghệ. “Sự thật là chúng ta cần cả hai,” Kari Bingen, người từng giữ chức phó thư ký Quốc phòng về tình báo và an ninh ở nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống Trump, nói.
Michael O’Hanlon, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Strobe Talbott về An ninh, Chiến lược và Công nghệ tại Viện Brookings, cho biết những người có chuyên môn từ thung lũng Silicon “sẽ rất giỏi trong phần mềm quản lý chiến đấu” và có thể tham gia vào các mạng lưới cảm biến lan tỏa như Starlink.
Tuy nhiên, O’Hanlon bày tỏ nghi ngờ rằng các công ty công nghệ quốc phòng có khả năng chế tạo vũ khí lớn hơn như tên lửa đánh chặn. “Điều đó khác với việc chế tạo robot nhỏ và máy bay không người lái, và đòi hỏi nhiều nguồn lực chuyên dụng hơn cho việc tạo mẫu và phát triển,” ông nói.
Fleming của Northrop cho biết các hệ thống đã được thiết lập của công ty có thể bắn trúng tên lửa trước khi chúng được phóng là “rất quan trọng”, cũng như các vệ tinh quỹ đạo cực mới nhất của họ, có thể là một phần quan trọng của hệ thống cảnh báo tên lửa Golden Dome. Nhóm này cũng có nhiều đề xuất và “khả năng đã được chứng minh” cho hệ thống đánh chặn đặt trên không gian, mặc dù chúng bị phân loại.
Tương tự như vậy, Lockheed đã bắt đầu các cuộc thảo luận với Lầu Năm Góc ngay sau khi tổng thống Trump ban hành lệnh hành pháp vào tháng 1, kêu gọi xây dựng Golden Dome.
Trong các bài thuyết trình cho Bộ Quốc phòng, Lockheed đã nêu bật hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD và PAC-3 của mình, radar tầm xa để chống lại cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo, danh mục đầu tư radar dựa trên đất liền, chùm vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEO) và hệ thống đánh chặn thế hệ mới mà họ đang phát triển.
Clark, phó chủ tịch cấp cao của Lockheed, cho biết công ty cũng đã trình bày những gì nó coi là khả năng độc đáo trong việc tích hợp phần cứng và phần mềm của mọi công ty, điều này sẽ là một trong những thách thức lớn nhất của dự án.
Lockheed đã nói với các quan chức chính phủ rằng nhiệm vụ của Golden Dome sẽ là “cố gắng bắn hạ một viên đạn bằng một viên đạn”, một thông điệp nhấn mạnh sự phức tạp của dự án.
Các nhà đầu tư đã đổ hơn 150 tỷ USD đầu tư cho các startup quốc phòng kể từ năm 2021, đánh dấu sự gia tăng đáng kể so với 5 năm trước đó, theo PitchBook. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy những người mới tham gia đã tạo ra một phần đáng kể trong ngân sách quốc phòng của Mỹ, vốn chủ yếu dành cho các nhà thầu lâu đời như Lockheed và Northrop.
SpaceX có hợp đồng với Lầu Năm Góc trị giá 12.4 tỷ USD, Palantir thì là 3.6 tỷ USD, cộng thêm hơn 50 tỷ USD trong các hợp đồng phụ. Hợp đồng của Anduril tổng cộng có giá trị khoảng 2 tỷ USD, theo nhà cung cấp dữ liệu Obviant. SpaceX cũng đã ký một hợp đồng với Hải quân Mỹ trị giá 5.9 tỷ USD vào tháng 4.
Tất cả các công ty công nghệ quốc phòng đều muốn “trở thành một tập đoàn chính” và sẽ luôn có một công ty khởi nghiệp khác “chờ đợi để lật đổ họ,” Bingen nói. “SpaceX đã chuyển từ một startupnhỏ bé trở thành nhà cung cấp dịch vụ phóng tàu không gian thống trị thị trường tư nhân… và có những người khác có thể muốn lật đổ nó.”
Theo FT