Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Cùng bị bất ngờ vì ChatGPT, tại sao vị thế của Google về AI giờ khác xa Apple?



8361957-89cceea75e5fc8f1699fba6167ce5d55.jpeg


Còn năm nay, chắc anh em thấy rồi, Apple nghĩ một bộ cánh UI đẹp tuyệt vời sẽ có thể khiến mọi người tạm quên đi việc Apple đã quá chậm chạp trong cuộc đua thương mại hóa thứ công nghệ được coi là quan trọng nhất thế kỷ XXI.

Vậy Google và Apple đã có những bước đi sai vì đâu?

Google: Kỹ sư DeepMind cạnh tranh với kỹ sư nội bộ


Những nguồn tin nội bộ của Google cho rằng, những nỗ lực của họ để chạy đua về công nghệ và giải pháp AI đã bị kìm hãm bởi những đấu đá nội bộ giữa những mảng nghiên cứu và kinh doanh bên trong tập đoàn Alphabet. Kết hợp với điều đó là việc thiếu hụt rõ ràng tầm nhìn quản trị, và việc Google gặp khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi của thế giới công nghệ khi vẫn còn đang là ông vua của thị trường tìm kiếm trực tuyến.

Đương nhiên vấn đề văn hóa doanh nghiệp và kết cấu tập đoàn cũng lại là một yếu tố khác. Những giám đốc đã và đang làm việc ở Google đều mô tả tập đoàn Alphabet giống như một loạt những vương quốc nằm trong cùng một vùng đất. Mỗi sản phẩm lại có một giám đốc sản phẩm riêng.


iStock-1154834209.jpg


Chính bản thân những quyết định liên quan tới cách ứng dụng AI tạo nội dung cũng bị dàn trải trên nhiều nhóm phát triển sản phẩm tìm kiếm và sản phẩm thông tin: Từ nhóm nền tảng điện toán, bao gồm cả nhóm nghiên cứu Android và trình duyệt Chrome, cho tới điện toán đám mây, bao gồm những nhóm phát triển Gmail và những ứng dụng công việc, và thậm chí là cả YouTube. Không ai chịu ai cả.

Tháng 4/2023, một quyết định lớn được ông Pichai đưa ra, đó là sáp nhập DeepMind, trụ sở tại London với Google Brain, trụ sở tại California hồi tháng 4 năm ngoái. Ngài Demis Hassabis, đồng sáng lập DeepMind được đưa lên làm giám đốc quản lý cả hai, đổi tên thành Google DeepMind. Ấy vậy nhưng nội bộ Google cũng có những người không vừa lòng. Đó là những người làm sản phẩm. Họ cho rằng nên tập trung cho mảng phát triển sản phẩm thay vì mảng nghiên cứu, và Google nên nhanh chóng tung ra những giải pháp AI thương mại vào những dịch vụ trực tuyến có sẵn của họ.


demis-hassabis-nobel-prize-artificial-intelligence-deepmind.webp


Ngay cả khi về chung một mái nhà, DeepMind và Brain vẫn có dấu hiệu không vừa lòng nhau. Họ bị chia đôi thành hai mảng, một nửa chỉ nghiên cứu, nửa còn lại chỉ tập trung phát triển sản phẩm Gemini. Những nhà nghiên cứu AI gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lực sức mạnh điện toán để làm việc, dẫn tới việc những cơ hội đột phá sáng tạo bị bỏ phí.

Ở bước đầu tiên, đầu năm 2023, Bard đã thất bại trong việc thu hút sự chú ý, chứ đừng nói đến chuyện lôi kéo được người dùng. Trong một màn trình diễn, khi Bard đưa ra câu trả lời sai cho một lệnh tìm kiếm thông tin, giá trị vốn hóa của Google mất trắng 100 tỷ USD chỉ trong một ngày. Dần dần, Bard trở thành Gemini. Đương nhiên cuộc lột xác này không hoàn mĩ, nhưng Google giờ đã ổn với những gì Gemini đem lại cho người dùng.

Apple: John Giannandrea bị Craig Federighi kìm hãm


Vậy còn Apple thì sao? Trong 7 năm ròng rã từ 2018 đến 2025, Apple liên tục chậm trễ trong việc cải tiến Siri, rồi kèm theo đó là những tính năng AI tạo sinh có ích cho hàng tỷ người dùng iPhone hay MacBook trên toàn thế giới.

Một điều vô cùng rõ ràng, với AI, họ phải thử, phải sai, phải điều chỉnh liên tục, thậm chí còn phải mã nguồn mở những mô hình họ tạo ra, như cái cách mà Meta đang làm, để mô hình ngôn ngữ hay sau này là mô hình suy luận logic liên tục được hoàn thiện. Và dám thử dám sai ở đây đồng nghĩa với việc có cái gì mới là phải tung ra thử nghiệm ngay. Đấy chính là lợi thế mà OpenAI và Microsoft đang có ở thời điểm hiện tại.


8734708-Plaintext-Apple-Intelligence-Business-2156429550.webp


Bỗng nhiên, công thức thành công trong vòng gần 20 năm qua của Apple bị bỏ sọt rác. Anh em biết bao năm qua đã khen ngợi Apple hết lời vì cách nghiên cứu phát triển sản phẩm để các đơn vị khác đi trước với một công nghệ, một tính năng hay một loại vật liệu mới, rồi sau đó họ mới nhảy vào cuộc chơi khi đã có đầy đủ những bài học từ sản phẩm thương mại của các hãng khác. Phát triển AI giờ tạo ra những cải tiến, những phiên bản và những đột phá mới theo tốc độ hàng quý, hàng tháng, thậm chí hàng tuần. iPhone và MacBook của Apple thì mỗi năm ra một phiên bản mới. Họ đang quá chậm.

Khuếch đại sự chậm chạp này chính là do tư duy thủ cựu và muốn mọi thứ an toàn, hoàn hảo và mỹ miều của phó chủ tịch Craig Federighi. Những nỗ lực của Giannandrea thường bị cản trở. Federighi, giám đốc phần mềm của Apple, miễn cưỡng và ngần ngại đầu tư lớn vào AI.

Ông không coi đó là một khả năng cốt lõi cho máy tính cá nhân hoặc thiết bị di động và không muốn chuyển nguồn lực khỏi việc phát triển các bản cập nhật hàng năm cho hệ điều hành iPhone, Mac và iPad, theo nhiều đồng nghiệp. “Craig không phải loại người sẽ nói: ‘Này, chúng ta cần làm điều này với ngân sách lớn và nhiều nhân viên hơn’,” một cựu giám đốc điều hành lâu năm của Apple nói.


8734700-7b3nvhgg-tim-cook-625x300-29-July-24.webp


Các nhà lãnh đạo khác cũng chia sẻ những lo ngại của Federighi. “Trong thế giới AI, bạn thực sự không biết sản phẩm là gì cho đến khi bạn đã đầu tư,” một cựu giám đốc điều hành lâu năm khác nói. “Apple được thiết kế để vận hành theo cách đó. Khi Apple xây dựng một sản phẩm, luôn phải biết rõ mục tiêu cuối cùng.”

Trong vòng một tháng sau khi ChatGPT ra mắt, Federighi đã sử dụng AI tạo sinh để viết mã cho một dự án phần mềm cá nhân mà ông thực hiện. Tiềm năng của công nghệ đột ngột trở nên rõ ràng đối với ông.

Thế rồi Federighi, Giannandrea và các giám đốc điều hành khác bắt đầu gặp gỡ OpenAI, Anthropic và các bên liên quan khác để được hướng dẫn nhanh về các mô hình mới nhất và thị trường. Federighi yêu cầu hệ điều hành iPhone dự kiến ra mắt năm 2024, iOS 18, có càng nhiều tính năng hỗ trợ AI càng tốt. Giannandrea đã tập hợp một nhóm để tăng cường công việc phát triển LLM, điều mà đối thủ cạnh tranh của họ đã làm xong nhiều năm trước đó.

Sao Google làm được còn Apple thì không?


Hãy liệt kê 3 lý do giải đáp câu hỏi trên đây để kết thúc bài viết.

Đầu tiên, Apple đơn giản là đã chậm chân so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành trí tuệ nhân tạo, nhất là trong số các tập đoàn thuộc diện Magnificent Seven, những cái tên lớn nhất ngành công nghệ trên thị trường chứng khoán New York. Microsoft hoảng loạn vì tốc độ nghiên cứu của Google nên rót tiền cho OpenAI để đốt cháy giai đoạn. Meta thì đi theo hướng mã nguồn mở. Google thì đã đầu tư nghiên cứu công nghệ máy học và neural network từ cái thời kỳ anh em còn đang lên mạng cãi nhau xem iPhone 5 sẽ dùng cổng sạc 30 pin hay cổng Lightning mới, tức là từ năm 2012, với Google Brain, thành lập năm 2011.


merlin-133952742-5b59b8f3-7e7b-4f6b-a5d6-a3c0482e4471-superJumbo.jpg


Thứ hai, tư duy của các giám đốc cấp cao tại Apple quá an toàn. Đồng ý là không ai muốn một sự cố như Gemini tạo hình quân Đức gốc Phi hay gốc Á như lúc công cụ này mới ra mắt. Nhưng “méo mó có hơn không”. Anh em có thể nhận ra một điều vô cùng mỉa mai, rằng không nhờ những sự cố như vậy, Google sẽ không thể biết thực tế sử dụng AI của họ như thế nào, từ đó điều chỉnh cả hàng rào an toàn tạo sinh lẫn sức mạnh tham số của mô hình AI.


Gemini-SS.width-1300.jpg


Cuối cùng, cái vòng luẩn quẩn của Apple. Một mặt, họ cần AI để bán iPhone và MacBook, tức là dùng Apple Intelligence để tạo ra lợi thế bán hàng riêng có của những sản phẩm đóng cái logo Táo Khuyết. Nhưng Apple Intelligence giờ chỉ dừng lại ở chuyện tích hợp các tính năng AI của ChatGPT để hỗ trợ người dùng, hay tạo sinh vài tấm hình emoji vui vẻ nhưng chẳng mấy ai dùng.

Giờ AI của iPhone bị lôi ra so sánh với AI trên các máy Android gần như hàng ngày. Bỗng nhiên Apple phải làm cùng lúc hai việc, và cả hai đều không dễ. Thứ nhất là lột xác dàn sản phẩm iPhone gần như không có nhiều biến đổi trong vòng gần 10 năm qua kể từ khi iPhone X ra mắt. Thứ hai là cân bằng cả “bộ não” (Apple Intelligence) với “dáng vẻ” (thiết kế sản phẩm) để thu hút người dùng.


2-17325866581081806103501.webp


Còn trong khi đó, Google, ở khía cạnh một tập đoàn công nghệ kinh doanh dịch vụ trực tuyến làm chủ đạo, đương nhiên họ gặp những vấn đề riêng của họ, chẳng hạn như làm thế nào để vừa bảo vệ mảng tìm kiếm trực tuyến, vừa tận dụng thế mạnh của Gemini để giữ chân người dùng tiếp tục mua dịch vụ của họ. Nhưng với lợi thế của một đơn vị kinh doanh dịch vụ trực tuyến, không phụ thuộc nền tảng thiết bị, Google có nhiều khoảng không gian để kinh doanh hơn Apple rất nhiều.

Tổng hợp 1, 2, 3, 4, 5





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *