Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Apple vẫn chưa “giải mã” được AI và điều đó đe dọa cả iPhone lẫn vị thế công nghệ của họ


Bên cạnh đó, triết lý “không cần người dùng phải tìm kiếm, Apple sẽ chủ động gợi ý” của Steve Jobs vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược sản phẩm, khiến công ty không ưu tiên phát triển các tính năng tìm kiếm thông minh hay giao diện hội thoại như đối thủ. Đội thiết kế từng bác bỏ ý tưởng đặt thanh tìm kiếm ngay trên màn hình chính iPhone vì không phù hợp triết lý này.

Nói về Steve Jobs, thật ra ông là người đã phát hiện và bị cuốn hút mạnh mẽ bởi Siri khi ứng dụng này còn độc lập. Ông đích thân gọi điện hàng chục lần để thuyết phục đội ngũ sáng lập bán Siri cho Apple, mời họ tới nhà riêng nhiều lần để bàn về tương lai của giao diện hội thoại và AI. Jobs tin rằng Siri có thể trở thành “giao diện giữa người và máy” tiếp theo, thay đổi cách con người tương tác với thiết bị, và ông trực tiếp chỉ đạo phát triển Siri trong giai đoạn đầu, gặp nhóm mỗi tuần để định hướng sản phẩm. Tầm nhìn của Jobs là biến Siri thành nền tảng trung tâm cho trải nghiệm người dùng Apple, chứ không chỉ là một tính năng phụ. Nếu còn sống, chắc ông cũng không còn cách nào khác mà thẳng tay sa thải những người có liên quan vì cách họ tệ bạc với tầm nhìn của ông dành cho Siri, cho tương lai của Apple.

Rào cản từ chính sách bảo mật

Triết lý “quyền riêng tư là quyền con người” của Apple, tuy tạo dựng được lòng tin người dùng, lại trở thành rào cản với AI. Siri, Apple Intelligence hay bất kỳ hệ thống AI nào tại Apple đều không được phép truy cập trực tiếp dữ liệu người dùng – kể cả dữ liệu không nhạy cảm. Điều này làm cho các mô hình không thể học sâu như các đối thủ.

Công cụ thu thập dữ liệu web Applebot cũng dễ bị chặn khi hàng loạt website đã từ chối cho Apple dùng dữ liệu của họ để cải thiện Siri. Trong khi đó, X của Elon Musk dùng toàn bộ dữ liệu từ người dùng để huấn luyện Grok. Hay Google cũng huấn luyện Gemini bằng dữ liệu tìm kiếm thực thì ngược lại, Apple phải tạo dữ liệu giả, rồi thuê người kiểm duyệt thủ công để chỉnh sửa từng câu đầu ra. Năng suất và chất lượng vì thế rất hạn chế.

Ngoài ra, Apple cũng áp dụng kỹ thuật “differential privacy” để bảo vệ dữ liệu người dùng khi huấn luyện AI, nghĩa là chỉ những ai tự nguyện mới chia sẻ dữ liệu, và dữ liệu này được xử lý ngay trên thiết bị, không gửi về máy chủ Apple. Điều này càng giới hạn thêm lượng dữ liệu thực tế mà Apple có thể dùng để cải thiện AI, khiến họ phải dựa nhiều vào dữ liệu tổng hợp và kiểm duyệt thủ công.

Thiếu quyết đoán và bỏ lỡ cơ hội

Trước khi ChatGPT ra đời, Apple không có kế hoạch nào rõ ràng cho một chatbot. Sau khi OpenAI công bố mô hình GPT-3.5, nội bộ Apple mới bắt đầu họp gấp, tìm hiểu thị trường và bắt đầu xây dựng tính năng Apple Intelligence. Nhưng đến lúc đó, mọi thứ đã quá muộn.

View attachment 8301885


Mike Rockwell, lãnh đạo mới của AI tại Apple, WWDC 2024

Giannandrea thì cho rằng người dùng “không thích chatbot” và muốn Siri chỉ cần điều khiển thiết bị tốt là đủ. Ông phản đối đưa ChatGPT vào Siri và đề xuất dùng Gemini của Google, nhưng đội phát triển sản phẩm lại chọn OpenAI. Tại WWDC, Apple công bố Siri sẽ tự động chuyển truy vấn khó sang ChatGPT.
Quảng cáo Siri với Bella Ramsey được phát sóng khắp nơi, dù tính năng hỏi tên người quen trong email chưa hề hoạt động ổn định. Tháng 3/2025, Apple phải chính thức hoãn Siri mới vô thời hạn và âm thầm gỡ quảng cáo.

Sau khi ChatGPT ra mắt, Apple mới vội vàng tiếp cận các đối tác như OpenAI, Anthropic, Google để tìm hiểu công nghệ và thị trường, trong khi các đối thủ đã đầu tư vào LLMs từ nhiều năm trước. Sự chậm trễ này khiến Apple phải tích hợp công nghệ bên ngoài thay vì tự phát triển từ đầu.

Tác động đến sản phẩm và thị trường

Ngay cả những tính năng đã ra mắt như Genmoji – tạo emoji tùy biến – cũng bị phàn nàn vì không giống quảng cáo, ngốn pin và làm máy quá nóng. Các tính năng tóm tắt tin tức bị gỡ bỏ sau khi AI tự bịa ra tiêu đề như “kẻ giết người Luigi Mangione đã tự sát”, hoàn toàn sai sự thật. Và nói thật là những tính năng AI này cho tới thời điểm hiện tại, mình không sử dụng là mấy

Bên cạnh đó, cấu trúc mã của Siri hiện tại là một mớ hỗn độn: một nửa là những đoạn code cũ để xử lý các tính năng cơ bản, nửa mới còn lại thì dùng cho truy vấn cá nhân, bug ngày một nhiều. Một kĩ sư trong nhóm phát triển đã chia sẻ rằng cứ sửa được một bug thì lại phát sinh thêm 3 con bug mới. Điều này cho thấy tính thiếu ổn định của mã nguồn, dẫn tới việc Siri hoạt động kém hiệu quả.

Ngoài ra, nhiều tính năng AI của Apple bị đánh giá là “vaporware”, tức là quảng cáo rầm rộ nhưng thực tế chưa hoàn thiện hoặc không hoạt động như cam kết. Điều này khiến một số khách hàng kiện Apple vì quảng cáo sai sự thật, làm xói mòn niềm tin vào thương hiệu vốn nổi tiếng về chất lượng sản phẩm.

Apple: ngôi vương có đang bị đe doạ?

Từ xe tự lái, robot, tai nghe AR đến đồng hồ thông minh, thật ra gần như gần như toàn bộ lộ trình sản phẩm tương lai của Apple đều cần AI. Nếu không làm chủ được trí khôn này, mọi thứ còn lại, những gì Apple gây dựng, có thể sụp đổ hoàn toàn. Eddy Cue, người phụ trách mảng dịch vụ, từng cảnh báo nội bộ Apple rằng họ không phải ExxonMobil, không bán thứ mà cả thế giới luôn cần. Nếu AI làm thay đổi cách người dùng tiếp cận công nghệ, Apple có thể bị thay thế như Nokia từng bị iPhone thay thế nếu tiếp tục tụt hậu trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo.


apple-ai-8.jpeg



Tim Cook tại WWDC 2025

Tới WWDC 2025 vừa rồi, Apple dự kiến chỉ cập nhật vài tính năng nhỏ cho Apple Intelligence, ví dụ như tiết kiệm pin thông minh, trợ lý sức khỏe ảo, còn Siri mới? Tiếp tục bị trì hoãn. Apple thậm chí đang tách biệt thương hiệu “Apple Intelligence” ra khỏi Siri trong các tài liệu marketing để “cắt lỗ” hình ảnh. Hơn nữa, nhà táo cũng đang phải chuẩn bị cho kịch bản người dùng có thể chuyển sang các trợ lý ảo khác thay vì Siri, đặc biệt do quy định mới của EU yêu cầu cho phép đổi trợ lý mặc định. Nếu không có bước đột phá, Apple có nguy cơ mất vị trí trung tâm trong hệ sinh thái thiết bị thông minh, khi người dùng chuyển sang các nền tảng AI hội thoại mạnh mẽ hơn từ OpenAI, Google, Anthropic hoặc các startup mới nổi.

Kết luận

Khác với những lần chậm chân trước đây, Apple lần này không chỉ thua vì chậm, mà còn vì văn hóa công ty, mô hình quản trị và chiến lược sản phẩm không phù hợp với tốc độ của AI. Khi thế giới đang chuyển dịch sang các giao diện hội thoại, tương tác trực tiếp với LLMs, Apple – vốn từng dẫn đầu về trải nghiệm người dùng – đang rơi lại phía sau.

Và cũng khác với lĩnh vực phần cứng, AI là cuộc chơi của dữ liệu, tốc độ và khả năng thử-sai liên tục – những yếu tố mà văn hóa Apple chưa thích nghi được. Nội bộ công ty hiện vẫn chia rẽ về hướng đi AI, và các thay đổi lãnh đạo gần đây chỉ là bước đầu trong hành trình dài để “giải mã” AI thực sự.

Và cuối cùng, nếu không có cú “lột xác” thực sự, chiếc ghế vững chắc của iPhone trên đỉnh thế giới công nghệ sẽ không còn được đảm bảo trong kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo.

Nguồn: [1][2][3][4][5][6][7]





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *