Bên cạnh yếu tố bất ổn kinh tế chính trị, dịch bệnh, thời tiết là yếu tố khiến đế chế La Mã sụp đổ
Những con chuột nhảy là nguyên nhân phát sinh nên dịch bệnh
Bức tranh sơn dầu của Elie Delaunay mô tả cảnh Rome bị dịch hạch hoành hành.
Đại dịch đầu tiên ảnh hưởng toàn đế chế là “dịch Antonine”, diễn ra vào năm 165–180 SCN, được cho là do virus đậu mùa gây ra. Theo các nghiên cứu cổ vi sinh học, đại dịch này nhiều khả năng bắt nguồn từ loài chuột nhảy châu Phi qua lây truyền zoonotic từ 3.000–4.000 năm trước, rồi lan sang người và đến La Mã qua các binh sĩ trở về sau chiến dịch ở Parthia, giết chết khoảng 5 đến 10 triệu người, tương đương 10% dân số. Tiếp đó là “dịch Cyprian” vào giữa thế kỷ thứ 3, được miêu tả chi tiết bởi giám mục Cyprian xứ Carthage. Dịch bệnh này kéo dài suốt 20 năm, quét qua Ai Cập, Tiểu Á, Hy Lạp, và tận tới Ý, gây hậu quả thảm khốc chưa từng có.
Suy thoái môi trường và thói quen thiếu bền vững