Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Biểu tượng nhỏ, nhưng có sức mạnh lớn trong cuộc sống số của loài người


Tuy nhiên, khác với ngôn ngữ truyền thống vốn có quy tắc ngữ pháp và cấu trúc rõ ràng, emoji lại linh hoạt và dễ thay đổi hơn. Chúng không thể dùng để viết một tiểu thuyết, nhưng hoàn toàn có thể thay đổi sắc thái của một câu nói: từ châm biếm, hài hước, yêu thương đến căng thẳng, giận dữ.


emoji-5.jpeg



Việc 😂 được chọn làm từ của năm từ Oxford cho thấy sự ghi nhận vai trò của Emoji trong hệ thống giao tiếp của loài người

Các nhà ngôn ngữ học cho rằng emoji giống như “virus ký sinh trong ngôn ngữ” khi chúng ký sinh lên văn bản, làm giàu thêm cho giao tiếp nhưng cũng có thể gây nhiễu loạn ý nghĩa. Emoji không chỉ đóng vai trò như dấu câu, mà còn là “ngôn ngữ chung” của thời đại số. Và chính vì không có ý nghĩa cố định nên emoji dễ bị diễn giải khác nhau. Một biểu tượng như 💀 (đầu lâu) có thể mang nghĩa tiêu cực – cái chết – nhưng cũng có thể là tiếng cười. Hay 😭 cũng từng là biểu tượng của nỗi buồn, nay lại trở thành tiếng cười “khóc cười lăn lộn.” Ở Việt Nam, emoji này cũng đang được dùng phổ biến trong giới trẻ như một cách cười mạnh mẽ hơn cả 😂.

Tuy nhiên, chính sự mơ hồ giúp emoji có sức sống lâu dài, nhưng cũng dễ gây hiểu lầm. Một emoji có thể được hiểu là đồng tình, nhưng người nhận lại cảm thấy bị xúc phạm. Khi biểu tượng được gửi đi không có văn cảnh rõ ràng, nó trở thành “con dao hai lưỡi” khiến người nhận phải tự diễn giải – đôi khi dẫn đến những cú “vạ emoji”. Điều này khiến các nền tảng mạng xã hội và Unicode Consortium phải liên tục cập nhật, kiểm soát và cảnh báo người dùng. còn

Nhưng các emoji vẫn sẽ tiếp tục tiến hóa trong thời đại số

Emoji không dừng lại ở việc phản ánh cảm xúc – chúng đang trở thành một phần của văn hóa số. Công cụ như Genmoji được tạo bằng AI cho phép người dùng tùy biến emoji theo gương mặt mình. Tính cá nhân hóa ngày càng cao, và phạm vi biểu cảm của emoji ngày càng rộng mở.

Tại Việt Nam, emoji được dùng trong mọi nền tảng từ Facebook, Zalo đến TikTok. Thậm chí nhiều cụm emoji đã trở thành “meme nội địa” với cách hiểu riêng như để thể hiện nụ cười gượng, hay 🤡 thể hiện cảm giác bị “lừa dối.” Những biểu tượng này, tưởng chừng đơn giản, lại trở thành điểm nhấn trong văn hóa giao tiếp của thế hệ mới.

Ngoài ra, hiện nay các nền tảng như Apple, Google còn cho phép người dùng tự tạo emoji cá nhân hóa (Memoji, Bitmoji), hoặc sử dụng AI để tạo emoji theo phong cách riêng. Xu hướng emoji “biến hóa” liên tục, nghĩa là mỗi thế hệ, mỗi cộng đồng lại sáng tạo ra những cách dùng mới – ví dụ: emoji “cà khịa” (, 😏), emoji “trend” (🦄, ) hay emoji “ẩn dụ” cho các chủ đề xã hội.

Nguồn: [1][2][3][4]





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *