Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Bước tiến mới của Trung Quốc trong việc tái sử dụng vệ tinh


Vào đầu tháng 7 vừa rồi, các nhà theo dõi vệ tinh độc lập nhận thấy hai vệ tinh Trung Quốc – Shijian-21 (SJ-21) và Shijian-25 (SJ-25) – đã “hòa làm một” trên bầu trời. Những dữ liệu từ kính viễn vọng và radar cho thấy hai vật thể này dường như đã tiếp cận và hợp nhất, trở thành một đốm sáng duy nhất, đồng hành bên nhau ở quỹ đạo địa tĩnh. Cho anh em chưa biết thì quỹ đạo địa tĩnh là vị trí chiến lược quan trọng cho cả vệ tinh quân sự và thương mại, vì nó cho phép vệ tinh giữ vị trí cố định trên một vùng của Trái Đất. Mặc dù không có tuyên bố chính thức từ phía Trung Quốc, nhưng các nhà phân tích tin rằng đây là một nỗ lực ghép nối phục vụ cho mục đích tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo.


sj21-25 1500x1064.jpeg



Quan sát cho thấy SJ-21 và SJ-25 đã hợp nhất với nhau

Thật ra trước đó, vào năm 2016, Trung Quốc cũng đã phóng một vệ tinh trang bị cánh tay robot để thực hiện nhiệm vụ giảm rác vũ trụ, mở đường cho các công nghệ phục vụ tái sử dụng không gian. Tuy nhiên, lần ghép nối này có thể là bước đi xa hơn: chuyển giao nhiên liệu giữa hai vệ tinh ở độ cao hơn 35.000 km, một việc từng được cho là cực kỳ khó khăn do điều kiện khắc nghiệt của môi trường không gian và yêu cầu kỹ thuật chính xác gần như tuyệt đối. Trước đó, Northrop Grumman đã phát triển các vệ tinh Mission Extension Vehicles có khả năng ghép nối và kéo dài tuổi thọ vệ tinh thương mại, nhưng chưa có khả năng chuyển giao nhiên liệu như SJ-21 và SJ-25.

Tính lưỡng dụng của công nghệ này


Điều khiến cộng đồng quốc tế chú ý đến sự kiện này là vì tính lưỡng dụng rõ rệt của công nghệ này. Một mặt, nó mở ra khả năng kéo dài vòng đời các vệ tinh đắt đỏ vốn thường ngưng hoạt động chỉ vì cạn nhiên liệu. Mặt khác, nó cũng đặt ra lo ngại: liệu đây có phải là bước đệm để Trung Quốc phát triển khả năng tiếp cận, kiểm soát hoặc thậm chí vô hiệu hóa vệ tinh của các nước khác không?

Các tên lửa chống vệ tinh từ mặt đất thường kém hiệu quả ở độ cao này, nên việc sử dụng các nền tảng vũ khí đặt trên không gian để tiếp cận và vô hiệu hóa vệ tinh đối phương được xem là chiến lược ưu việt hơn. Khái niệm này không phải là mới khi quân đội Mỹ gọi nó là “dynamic space operations”, tức những khả năng hoạt động cơ động trong không gian để ứng phó hoặc chủ động thao túng tình hình. Khái niệm này được các lãnh đạo quân sự Mỹ như Trung tướng John Shaw nhấn mạnh, nhằm đối phó với các thách thức và hoạt động của đối thủ trên quỹ đạo. Nhưng rõ ràng, nếu Trung Quốc thực sự đã làm được điều này trước Mỹ, thì cuộc đua trên quỹ đạo không còn là lý thuyết nữa, mà đang rất thực tế.

Ý nghĩa chiến lược trong kỷ nguyên không gian mới


Với việc tiếp nhiên liệu thành công, vệ tinh có thể cơ động liên tục, khiến mọi nỗ lực giám sát từ đối phương trở nên khó khăn hơn. Mỹ hiện sở hữu hệ thống GSSAP, các vệ tinh do thám có thể tiếp cận các vật thể khác ở quỹ đạo địa tĩnh, nhưng theo các cựu tướng lĩnh của Lực lượng Không gian Mỹ, GSSAP có giới hạn rõ ràng về nhiên liệu, tốc độ và sự cơ động.





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *