Bản nâng cấp gây bất ngờ ngoài sức tưởng tượng

BenQ Zowie FK2-DW: Cuối cùng Zowie cũng tham gia cuộc đua chuột không dây 4000 Hz
Trước khi nói đến nâng cấp mới nhất trên ba chú chuột không dây mà BenQ Zowie mới tung ra thị trường vài tuần trước, phải nhắc lại “ước mơ” của mình mấy năm trước, cái thời còn chơi game với EC2-C và FK2-C.
Lục lại quá khứ
Dù rằng cảm giác cầm…
Điều đó đã trở thành hiện thực khi Zowie ra mắt bộ ba chuột không dây thế hệ DW: FK2, ZA13 và S2 cách đây chưa lâu. Trước đó, Zowie lần lượt ra mắt EC-CW và U2, hai sản phẩm chuột không dây chỉ sở hữu tần số gửi tín hiệu 1000Hz về máy tính, nhưng với giải pháp kết nối đảm bảo độ ổn định tín hiệu, phục vụ những người try hard, hay những gamer chuyên nghiệp.
Bây giờ, khi Zowie đã đảm bảo công nghệ Enhanced Receiver vận hành như mong muốn ở polling rate 1000Hz, tín hiệu chuột gửi về máy tính ổn định nhất có thể, tránh được hầu hết tình trạng xung đột kết nối sóng radio của mọi thiết bị ngoại vi khác kết nối với máy tính, thì họ mới chuyển sang tối ưu tần số gửi tín hiệu. Và với cả bốn chú chuột DW (FK2, S2, ZA13 và U2), polling rate tối đa có thể gửi về máy tính là 4000Hz, thay vì 8000Hz như một số mẫu chuột gaming không dây đang có trên thị trường hiện tại.
EC-DW series nói chung, và EC3-DW nói riêng cũng không khác. Vấn đề lại nằm ở chỗ, nếu anh em sở hữu màn hình tần số quét từ 144 đến 165Hz, thì hãy cứ ở lại với polling rate 1000 Hz. Những con số 2000 hay 4000 Hz là thứ dành cho những người sở hữu màn hình 360Hz hay thậm chí là sản phẩm cao cấp nhất của BenQ Zowie hiện tại, màn hình gaming 600Hz mang tên XL2586X+. Lúc ấy, kết hợp giữa tốc độ hiển thị và tốc độ gửi tín hiệu về máy tính của Enhanced Receiver, sức mạnh của polling rate 2000 và 4000 Hz mới được thể hiện rõ ràng.
Còn trong khi đó, Enhanced Receiver của EC3-DW, thông qua thử nghiệm của cá nhân mình với MouseTester 1.6, vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ nhận diện và ổn định tín hiệu chuột không dây. Đầu tiên là kết quả thử nghiệm ở polling rate 1000Hz, 800 DPI:
Kế đến là 2000 Hz, 800 DPI:
Cuối cùng là polling rate 4000Hz, vẫn là tốc độ cảm biến 800 DPI mà mình đang dùng hàng ngày để làm việc và chơi game:
Có rất nhiều vấn đề liên quan tới mức độ ổn định ở polling rate 4000Hz hoặc cao hơn. Nhưng thứ mình muốn anh em để ý, chính là mức độ ổn định của khả năng nhận diện chuyển động, vị trí trục x trục y khi di chuột và vẩy chuột lúc chơi game. Đây là thứ mà có lẽ mọi hãng chuột gaming không dây đều đang tìm cách cải thiện về mức độ chính xác của cảm biến và dongle. Riêng ở khía cạnh này, hiện giờ mình phải tự tin khẳng định Zowie vẫn đang làm tốt nhất thị trường, cơ bản nhờ cái dongle với ăng ten cỡ bự đặt ngay phía trước chú chuột, chứ không phải những cái dongle nhỏ xíu như các hãng khác.
Nâng cấp 3: Con lăn giờ êm quá, chắc không phải Zowie đâu
Có một khía cạnh mà người ghét thì chắc chắn sẽ phàn nàn, còn người yêu mến chuột gaming của Zowie sẽ coi đó là tính năng chứ không phải lỗi, chí ít là trên những mẫu EC3-DW, U2 hay gần đây nhất là FK2-DW. Đấy chính là âm thanh mà con lăn tạo ra trong quá trình sử dụng hàng ngày. Cái âm thanh lọc cọc và ồn ào đấy có lẽ là thứ gây tranh cãi nhất trong cộng đồng gamer. Sau khi đã quen với con lăn êm ái và nhẹ nhàng của G Pro X Superlight, rồi sau này là DeathAdder/Viper V3 Pro, âm thanh con lăn của chuột Zowie dễ khiến mọi người khó chịu.
Lúc mở hộp EC3-DW, mình cũng không nghĩ nhiều tới vấn đề này, vì chắc mẩm trong bụng rằng, con lăn chắc không thay đổi đâu. Rồi tới lúc sử dụng hàng ngày mới bắt đầu để ý, và bắt đầu bất ngờ với âm thanh êm ái mà con lăn của chú chuột này tạo ra. Đổi lại cho trải nghiệm con lăn êm ái khi Zowie nâng cấp encoder cơ học, riêng với chú chuột trong tay mình, click nút chuột giữa có vẻ hơi nặng.
Nâng cấp 4: Bản cũ 76 gram, bản mới… 59 gram!
Đồng ý một chuyện, cuộc đua chuột gaming không dây siêu nhẹ đã giúp tạo ra những sản phẩm với trọng lượng chỉ 4x gram. Nhưng với phần đông, con số hoàn hảo vẫn nằm ở ngưỡng 55 đến 60 gram. Và khi ấy, dù vẫn là một chú chuột “béo tròn” nhờ những đường cong ôm khớp với bàn tay phải của người dùng, nhưng trọng lượng 59 gram của EC3-DW nếu đem so sánh với 76 gram của EC3-CW, cảm giác đúng là một trời một vực.
Suy cho cùng, đôi khi đúng là cái gì không hỏng thì không nên sửa. Có lẽ đó là lý do vì sao Zowie quyết định làm mọi cách để giảm trọng lượng cho lớp vỏ nhựa mà biết bao thế hệ gamer đã quá quen thuộc kể từ khi chú chuột EC đầu tiên ra mắt kể từ năm 2009. Đến giờ EC đã có tuổi đời 16 năm, không hề thua kém những cái tên lâu đời trên thị trường gaming. Nhưng thứ giúp EC có vô vàn gamer tin dùng, kể cả chơi game cho vui hay chơi game thi đấu chuyên nghiệp vẫn còn đó, đấy chính là trải nghiệm công thái học hoàn hảo cho một mẫu chuột cầm kiểu palm grip cho người thuận tay phải.
Nói vậy đồng nghĩa với việc, lớp coating bên ngoài EC3-DW vẫn bám vân tay, mồ hôi và da chết, anh em vẫn nên để ý lau một cách thường xuyên. Nhưng ở khía cạnh tích cực hơn, lớp phủ này vô cùng bám tay, kể cả khi lòng bàn tay của anh em có nhiều mồ hôi hay không.
Kết hợp thứ mà không một cái tên nào khác bắt chước được, đó là form factor và trải nghiệm công thái học, BenQ Zowie, như mình đã phân tích ở trên, quyết định nâng cấp toàn diện để tạo ra một mẫu chuột gaming chuyên nghiệp gần như hoàn hảo. Nếu đã quen, và thậm chí là chỉ quen hình dáng của EC, có lẽ không có nhiều lựa chọn khác cho anh em.