Cuộc đua giải mã chữ hình nêm, chữ viết cổ nhất thế giới
Ngoài ra, chữ hình nêm còn được sử dụng cho ít nhất 15 ngôn ngữ khác nhau qua nhiều thế kỷ, mỗi nền văn minh lại biến đổi, thêm bớt ký hiệu hoặc thay đổi cách dùng, khiến hệ thống càng thêm phức tạp. Việc giải mã vì thế không chỉ là xác định nghĩa của từng ký hiệu, mà còn đòi hỏi hiểu biết sâu rộng về ngữ pháp, bối cảnh lịch sử, tôn giáo, văn hóa của từng thời kỳ.
Hình minh hoạ về vua Tiglath-Pileser I, được tìm thấy trên tường của một hang động ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay được gọi là Đường hầm Tigris
Chính vì lý do đó, khi Edward Hincks, một trong những người tham gia cuộc đua dịch thuật, nhận ra rằng văn bản Akkadian viết bằng chữ hình nêm thực chất là một ngôn ngữ Semitic gần với tiếng Hebrew, và từ đó mở ra hướng giải mã bằng cách đối chiếu với chữ Ba Tư cổ đã biết trước, ông đã đặt nền móng cho việc tháo gỡ mê cung ký hiệu này. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của các học giả thế kỷ 19, chữ hình nêm – thành quả của hàng thiên niên kỷ phát triển văn minh Lưỡng Hà – đã dần được giải mã, đưa nhân loại trở lại với tiếng nói, tư duy và tri thức của tổ tiên xa xưa.
Bốn học giả vĩ đại tìm và cuộc đua giải mã chữ hình nêm
Cuộc đua này này thu hút bốn học giả vĩ đại. Người đầu tiên là Austen Henry Layard, một nhà khảo cổ học từng lang bạt khắp Đế quốc Ottoman, đối mặt với cướp biển, dịch bệnh và quan chức địa phương, để rồi tìm thấy cung điện cổ đại của Assyria và thư viện khổng lồ tại thành phố Nineveh. Không chỉ phát hiện các cung điện, Layard còn cùng cộng sự Hormuzd Rassam khai quật hàng ngàn bảng đất sét ghi chép bằng chữ hình nêm, mở đầu cho trào lưu nghiên cứu rộng khắp châu Âu.
Austen Henry Layard (trái) và học trò của ông Hormuzd Rassam, người phát hiện ra những manh mối quan trọng về ngôn ngữ Assyrian và nền văn minh cổ đại của Assyria