Chuột không dây Trung Quốc rẻ là có lý do, xin anh em đừng so sánh với thương hiệu lớn
Thứ nhất là WLMouse Beast X, và thứ hai là BenQ Zowie FK2-DW. Cả hai đều được test ở polling rate 2000 và 4000Hz, bằng công cụ MouseTester, qua đó mô tả khá rõ ràng mức độ chính xác trong tín hiệu chuột gửi về máy tính.
Đầu tiên là Beast X ở 2000Hz:
Giờ là FK2-DW ở 2000Hz:
Sai lệch tần số gửi tín hiệu từ chuột không dây, qua dongle 2.4 GHz về tới máy tính ra sao, có lẽ những tấm hình trên đây đã mô tả hoàn hảo nhất cho anh em rồi. Đương nhiên những sai số trong polling rate của Beast X không biến nó trở thành một mẫu chuột gaming tệ, vẩy và di không chính xác. Trong tay của 95% người dùng, nó vẫn là một công cụ rất mạnh. Nhưng với 5% người dùng còn lại, là những gamer chuyên nghiệp, sai lệch trong vận hành của linh kiện là lý do họ vẫn lựa chọn những sản phẩm của các thương hiệu lớn.
Quan trọng nhất: Hỗ trợ sau bán hàng
Hãy tưởng tượng như thế này. Một ngày đẹp trời, con lăn trên chú chuột của anh em cuộn không được, cà giựt, hay switch chuột bị double click, hay lớp vỏ bị móp méo do những vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm ở dây chuyền sản xuất. Giờ hai trường hợp sẽ xảy ra:
Đầu tiên là anh em đang sở hữu một chú chuột đến từ một thương hiệu Trung Quốc. Sẽ rất khó để liên hệ với hỗ trợ khách hàng của những thương hiệu như thế này. Không thiếu trường hợp, những thương hiệu Trung Quốc bán hàng cho các đơn vị thương mại điện tử châu Âu và phương Tây, và mọi trách nhiệm đều đổ lên đầu các trang web bán hàng.
Đó chính xác là lý do vì sao giờ anh em đi tìm những mẫu chuột gaming không dây giá rẻ, sẽ chỉ có một lựa chọn duy nhất trong khía cạnh bảo hành, là đổi trả miễn phí trong vòng 7 ngày kể từ ngày mua nếu phát sinh lỗi. Còn sau đó, anh em chỉ có cách mang chuột ra các cửa hàng, bỏ tiền ra để sửa chữa.
Còn trong trường hợp thứ hai, sản phẩm của một tương hiệu có tên tuổi, lấy điều kiện anh em vẫn còn thời hạn bảo hành. Lúc đó chỉ cần liên hệ với trung tâm bảo hành nếu sản phẩm được bán chính hãng tại thị trường Việt Nam, hoặc đem tới cửa hàng anh em đã mua sản phẩm, vì thường cửa hàng sẽ là đơn vị in phiếu xuất kho kiêm bảo hành cho anh em. Còn lại là hãng lo nốt.
Có lựa chọn là tốt, chứ không thay thế được sản phẩm cao cấp
Như phần mở đầu, mình không coi những sản phẩm từ Mchose, VGN hay ATK là những sản phẩm tệ. Phân khúc từ 500 nghìn Đồng đến 1 triệu Đồng từng vô cùng thiếu những sản phẩm có chất lượng và hiệu năng phục vụ gamer.
Anh em cũng phải đồng ý với mình rằng, cuộc chạy đua chuột gaming siêu nhẹ đã tạo ra biết bao sản phẩm ổn trong tầm giá dễ tiếp cận. Luôn có thị trường rất lớn và rất tiềm năng cho những sản phẩm rẻ mà ngon, vì không phải ai cũng có, hoặc sẵn sàng chi 2, 3 triệu Đồng, thậm chí hơn cho một chú chuột máy tính.
Nhưng thứ mình không đồng tình là việc đem so sánh những món đồ chơi gaming gear rẻ mà ngon ấy với những sản phẩm ở phân khúc cao cấp và đắt tiền hơn. Nhu cầu mỗi người sẽ một khác, và điều kiện tài chính mỗi người cũng khác.