Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Greenland và dự án GreenDrill hé lộ bí mật đáng lo ngại về vùng đất băng giá đầy bí ẩn của Trái Đất


Tuy nhiên, một phần quan trọng lại gần như bị lãng quên: nền đá bên dưới lớp băng. Chính lớp đá này có thể kể cho loài người câu chuyện về những lần vùng đất Greenland từng không bị phủ băng, từng có khí hậu đủ ấm để băng tan biến hoàn toàn. Để xác định thời điểm lớp đá từng lộ ra ánh sáng, các nhà khoa học sử dụng hai phương pháp chính.


greenland-4.jpg



Cách các nhà khoa học đọc lịch sử của đá từ Greenland

Cách thứ nhất là phép đo phát quang (luminescence dating). Một số khoáng vật trong đá tích điện khi bị chôn vùi và giải phóng năng lượng khi tiếp xúc ánh sáng. Từ đó họ có thể tính được chúng đã bị chôn bao lâu. Thứ hai là phân tích đồng vị vũ trụ (cosmogenic nuclides). Các tia vũ trụ từ không gian khi đập vào đá sẽ tạo ra các đồng vị hiếm như beryllium-10 và aluminium-26. Bằng cách đo nồng độ và tỉ lệ phân rã, các nhà nghiên cứu biết được đá đã từng tiếp xúc với bầu trời bao lâu và bao nhiêu lần.
Tuy nhiên, việc lấy mẫu đá dưới băng cực kỳ khó khăn, vì chỉ một tia sáng lọt vào cũng có thể làm “reset” tín hiệu tuổi đá, nên các nhà khoa học phải làm việc trong lều tối hoàn toàn để bảo vệ dữ liệu quý giá này.

Hành trình GreenDrill: khoan xuyên qua lịch sử

GreenDrill là một dự án hợp tác quốc tế, với mục tiêu đơn giản: khoan xuống tận nền đá dưới lớp băng sâu ở Greenland, lấy mẫu đá và “phỏng vấn” chúng để tìm hiểu lịch sử băng tan. Vị trí khoan nằm ở rìa dòng băng Đông Bắc Greenland (NEGIS), một nhánh băng khổng lồ đang âm thầm đổ băng vào biển. Các nhà khoa học tin rằng khu vực này từng không có băng cách đây vài nghìn đến vài trăm nghìn năm và điều này có thể lặp lại trong tương lai gần.


greenland-1.jpg


GreenDrill về cơ bản là dự án tiếp nối di sản của các dự án như GISP2 (Mỹ) và GRIP (Châu Âu) vào thập niên 90. Đây từng là những dự án khoan lõi băng sâu nhất từng thực hiện, đồng thời đó cũng từng là một “cuộc đua vũ trang” khoa học giữa Mỹ và châu Âu, diễn ra gần như song song và chỉ cách nhau chưa đầy 35 km trên đỉnh tảng băng. Những lõi băng này đã trở thành chuẩn mực vàng cho nghiên cứu khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất là lần này họ đi sâu xuống dưới đáy băng, tới tận nền đá cổ xưa nhất, nơi có thể cất giữ bằng chứng về những thời kỳ Greenland từng “xanh” thực sự.





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *