công việc lương cao dưới đại dương nhưng đầy nguy hiểm và thách thức
Nhưng đây là một công việc đòi hỏi sức khoẻ, thể lực, kĩ năng rất lớn và đặc biệt là rất nguy hiểm
Với công việc này, các thợ hàn sẽ phải lặn dưới nước và mỗi lần lặn có thể kéo dài từ 2 đến 3 tiếng tùy theo độ sâu, nhiệt độ nước và tính chất công trình. Với những công việc ngoài khơi sâu hơn, người thợ sẽ phải thực hiện lặn bão hòa, tức là sống và làm việc trong môi trường có áp suất cao liên tục để tránh nguy cơ tổn thương do thay đổi áp suất đột ngột. Trong các dự án lớn, thợ lặn sẽ làm việc trong các buồng sống và chuông lặn áp suất trong nhiều ngày liền để đảm bảo an toàn. Có rất ít nơi trên thế giới đào tạo lặn bão hòa, ví dụ chỉ có một trường chuyên về lặn bão hòa ở Tasmania, Australia.
Dĩ nhiên, đây là một công việc rất nguy hiểm. Ở dưới nước, mọi thứ đều trở nên khó khăn hơn. Những khó khăn đó bao gồm thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp, nguy cơ điện giật khi dùng dụng cụ điện, rối loạn áp suất, hay mất phương hướng do ảnh hưởng của khí nitơ là những mối nguy thực sự khác. Ngoài ra, áp lực nước lớn có thể gây tình trạng nitrogen narcosis, còn gọi là say nitơ, và thậm chí có cả nguy hiểm từ nổ khí hoặc va chạm dưới nước. Do đó, việc huấn luyện kỹ càng và bảo dưỡng nghiêm ngặt thiết bị như bình dưỡng khí, mũ bảo hộ, bộ đồ lặn là điều bắt buộc để giữ mạng sống cho thợ.
Mức lương, nhu cầu và quá trình đào tạo
Dù nguy hiểm, nhưng mức thu nhập chính là yếu tố khiến công việc này trở nên hấp dẫn. Theo số liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, thu nhập trung bình của một thợ lặn thương mại là khoảng 76.000 đô la Mỹ/năm, và có thể dao động từ 39.000 đến 137.000 đô, tùy theo kỹ năng và vị trí công việc. Nơi làm việc của họ chủ yếu dọc theo các bờ biển hoặc vùng có nhiều công trình ngầm như Florida, California, Texas, Illinois, Rhode Island hay Virginia; đặc biệt là những nơi có nhu cầu lớn trong việc sửa chữa cầu, đập, giàn khoan dầu đang xuống cấp.
Buồng áp lực là một khoang kín và chịu áp suất để mô phỏng các mức áp suất khí quyển khác nhau.
Một điểm thú vị khác là cơ hội việc làm của nghề này là rất lớn, nhất là khi cơ sở hạ tầng ngầm như cầu, đập, và các công trình ngoài khơi ngày càng xuống cấp. Để bước vào ngành, người học cần chứng chỉ hàn chuyên nghiệp, chứng chỉ lặn thương mại, và các khóa học chuyên biệt về hàn dưới nước. Những trung tâm như Atlantic Commercial Diving Centre ở Canada chỉ đào tạo khoảng 16 học viên mỗi năm, cho thấy độ chọn lọc và đặc thù của nghề này. Ngoài khả năng kỹ thuật, người học cần giỏi toán và hiểu sâu về vật lý thợ lặn để đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng công việc.
Bên cạnh mức lương và cơ hội nghề nghiệp, một số người còn bị hấp dẫn bởi cảm giác chinh phục, và niềm đam mê với đại dương. Ông Kimball Johnston, một chuyên gia của công việc này cho rằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng và giữ gìn sức khỏe là yếu tố then chốt giúp người thợ trụ lâu với nghề. Việc hiểu rõ vật lý lặn, áp suất, và các nguyên lý khoa học là điều bắt buộc, chứ không chỉ là thể lực hay kỹ năng hàn.