mỏng 28mm, thiết kế không quạt
Ngay bên dưới Zbox Edge Ultra-thin thì ZOTAC trưng bày thêm dòng Zbox Edge CI345, máy dày hơn một chút, thiết kế không đẹp bằng và cấu hình cũng yếu hơn.
Nhưng cũng với kiểu thiết kế đó ngay bên cạnh Zbox Edge MI676 thì chúng ta có mẫu mini PC dành cho AI là Zbox PRO MI652DX, chiếc mini PC này đang được nối vào một màn hình và chạy một phần mềm nhận diện chủ thể thông minh bằng AI từ DeepX. Và bản thân mẫu mini PC này được ZOTAC tạo ra được trang bị bộ tăng tốc AI bổ sung do DeepX và Axelera.
Dòng Zbox PRO còn có mẫu Jetson-On8-L2, đây là mẫu máy dùng cho các giải pháp nhúng (embedded) và sử dụng nền tảng NVIDIA Jetson Orin Nano SUPER SoM (System-on-Module).
Bên trong nó là GPU Ampere 1024 nhân trong đó có 32 nhân Tensor, 8GB bộ nhớ LPDD4 128-bit, 256GB SSD M.2 PCIe x4, đây là mẫu máy lý tưởng cho các hoạt động của hệ thống giám sát, ứng dụng robot, lái xe tự động, thành phố thông minh và AI.
Sang dòng mini PC thứ ba là Magnus, điển hình là Magnus EAMAX390C, thiết kế giống Zbox Edge nhưng dày hơn, được trang bị nền tảng AMD Ryzen AI Max 390, có luôn cả GPU rời là Radeon 8050S, 32GB RAM LPDDR5x-8000, 3 khe M.2 NVMe 2280, 2 cổng LAN 2.5G.
Ngay bên dưới là Zbox CI338 Nano, dòng máy này sử dụng nền tảng Intel N150 4 nhân, có đến 2 khe M.2 PCIe 3.0 x2. Thiết kế của CI338 Nano nhỏ gọn với dung tích chỉ 0.92L, thiết kế không quạt tản nhiệt và dĩ nhiên không quạt thì nó sẽ vô cùng yên tĩnh 0dB. ZOTAC cho biết hệ thống tản nhiệt thụ động trên CI338 Nano vẫn giúp cho máy hoạt động mát mẻ.
Kể từ sau khi Intel chính thức “dẹp” NUC thì gần như chỉ có ASUS là còn làm NUC hay mini PC, việc có thêm sự tham gia của ZOTAC và một số hãng khác sẽ giúp cho thị trường này thêm sôi động và người dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn.