Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Test máy lọc không khí Xiaomi Smart Air Purifier 4 Lite


Các bạn có thể thấy như trên đồ thị, mức bụi mịn được giảm khá nhanh nhờ vào máy lọc không khí, và giảm về mức khá 35µg/m3 sau 27 phút và về mức tốt 8 µg/m3 sau khoảng 40 phút.

Xiaomi 4 Lite test - 3.jpg



Với khả năng lọc bụi mịn PM2.5 như vậy, mình thấy hiệu năng của màng lọc hiệu suất cao của Xiaomi cũng khá tương đương với màng lọc HEPA truyền thống.

Tất nhiên, trong thực tế, chúng ta sẽ không có môi trường ô nhiễm nặng đến vậy, và máy cũng sẽ không được đặt max công suất suốt cả ngày. Điều đó dẫn đến test 3, đó là mình test chế độ Auto của máy.

Test 3 – Phòng 31.1m3 – Chế độ Auto


Tương tự, mình vẫn setup mọi thứ giống test 2 chỉ khác là bật máy ở chế độ auto. Thời điểm bật máy, mức bụi mịn là 858 µg/m3.


Xiaomi 4 Lite test - 4.jpg



Sau 46 phút, chất lượng không khí về mức khá và sau 2 giờ 18 phút, chất lượng không khí đã về mức tốt. Có thể thấy, với chế độ auto, thời gian máy đưa không khí về mức khá và tốt có phần lâu hơn so với chế độ max.

Khả năng lọc khí theo chỉ số AQI


Dựa trên kết quả test, mình đã trích xuất dữ liệu qua biểu đồ bên dưới có chỉ số theo mức AQI mới nhất của WHO để các bạn dễ hình dung để so sánh giữa 2 chế độ max và auto, biểu thị thời gian mà máy cần để giảm bụi mịn từ mức 225 (rất không tốt) về đến mức 8 (tốt). Kết quả này đã loại trừ mức suy giảm tự nhiên, cho chúng ta thấy khả năng lọc bụi thuần của máy.


Xiaomi 4 Lite test - 5.jpg



Đối với chế độ Max, máy chỉ cần khoảng 16 phút để đưa không khí từ mức rất không tốt về mức khá, và sau 31 phút đã đưa không khí về mức tốt. Tuy nhiên với chế độ Auto, thời gian lâu hơn, lần lượt là 36 phút và 2 giờ 13 phút để đưa không khí về mức khá và tốt.

Phân tích biểu đồ này, mình sẽ muốn với chế độ auto, hiệu suất lọc ở khu vực màu tím và màu đỏ phải phần nào tương đương với chế độ Max, rồi về khu vực màu cam, vàng và xanh có thể chậm hơn được. Lý do là vì theo giá trị cảm biến của Xiaomi, trên mức 55 µg/m3 đã là ô nhiễm nặng, đồng nghĩa rằng máy đã phải chạy công suất cao nhất rồi.


Sensor value.jpg


Cảm biến bụi mịn

Cách đặt các chỉ số bụi mịn của Xiaomi mình thấy cũng ổn rồi, khi mà ngưỡng xanh lá và vàng nằm dưới 35 µg/m3, cũng phần nào tương ứng với ngưỡng tốt và trung bình của US AQI và WHO (Tốt: <9, Trung bình <35)


Xiaomi 4 Lite test - sensor.jpg



Về phần cảm biến, Xiaomi sử dụng cảm biến Laser, đây là một ưu điểm, vì thông thường cảm biến Laser sẽ có độ chính xác cao hơn những máy sử dụng cảm biến hồng ngoại. Các bạn có thể xem thêm về 2 loại cảm biến đó tại đây.

Khi tắt máy mà vẫn cắm điện, mình quan sát được cảm biến sẽ định kì 10 phút đo chất lượng không khí một lần. Đây là một ưu điểm và mình đánh giá cao tính năng này. Sẽ giúp chúng ta cập nhật chất lượng không khí thông qua app kể cả khi máy đang tắt.

Test 4 – Test cảm biến bụi mịn


Mình để máy đo chất lượng không khí chuyên dụng ở ngay cạnh máy Xiaomi 4 Lite, gần với cảm biến của máy lọc không khí, trong phòng bật quạt để đối lưu không khí tốt, nhằm so sánh giá trị bụi mịn cho chính xác hơn, và cũng test ở nhiều ngưỡng bụi mịn khác nhau.

Từ dữ liệu có thể thấy cảm biến của Xiaomi 4 Lite khá chính xác và chạy theo khá sát so với thiết bị đo chuyên dụng. Tuy nhiên, sau nhiều bài test và quan sát, mình thấy cảm biến của Xiaomi 4 Lite có giới hạn trên là 600 µg/m3, tức là chỉ đo được tối đa đến 600 µg/m3.

Ngoài ra, dựa trên dữ liệu, chúng ta có thể thấy cảm biến của Xiaomi 4 Lite thường cho ra giá trị thấp hơn một so với mức bụi mịn thực tế, như bị offset giá trị thấp hơn.

Đối với sai số kiểu này, nếu offset thấp hơn, máy sẽ tiết kiệm điện hơn nhưng hiệu năng lọc bụi của chế độ auto cũng sẽ thấp hơn. Nếu offset cao hơn, hiệu năng lọc bụi của chế độ auto sẽ gần với chế độ max hơn, nhưng lại tốn điện hơn và ồn ào hơn.


Xiaomi 4 Lite test - 6.jpg



Đó là lý do vì sao ở chế độ auto, hiệu quả lọc bụi của máy vẫn khá tốt khi bụi mịn ở mức màu tím (nguy hiểm), nhưng khi về mức màu đỏ (không tốt), máy nhận diện giá trị thấp hơn nên giảm công suất nhiều hơn mức cần thiết, và khiến hiệu quả lọc bụi giảm đi.

Khi zoom vào ngưỡng bụi mịn dưới ngưỡng 100 µg/m3 (Zoom 1), chênh lệch trung bình giữa Xiaomi 4 Lite và cảm biến chuyên dụng là khoảng 17 µg/m3 – Con số này mình đánh giá nằm trong phạm vi chấp nhận được, vì với cảm biến laser, mức sai số dưới ngưỡng 100 µg/m3 thường là ±10µg.


Xiaomi 4 Lite test - 7.jpg



Khi zoom vào ngưỡng bụi mịn dưới ngưỡng cao hơn (Zoom 2), với tính toán cho mức bụi mịn lớn hơn 100 µg/m3 lên đến khoảng 300 µg/m3, mức chênh lệch giá trị trung bình là khoảng 35%. Mức này thì có phần hơi cao đối với cảm biến Laser, vì sai số của cảm biến Laser thường chỉ rơi vào 10%.


Xiaomi 4 Lite test - 10.png



Dựa trên số liệu, mình đánh giá mức độ chính xác của cảm biến bụi mịn trên Xiaomi 4 Lite chỉ ở mức khá, vẫn tạm chấp nhận được khi mà giá thành của mẫu máy này chỉ chưa đến 2 triệu.

Mức ồn

Mình đo độ ồn của Xiaomi 4 Lite với khoảng cách đo là 1m từ vỏ máy.


Xiaomi 4 Lite test - 12.jpeg



Dưới đây là kết quả, mức ồn của máy khi chạy ở chế độ cao nhất là 54 dB, đây là một mức không cao, vì bản thân kích cỡ của Xiaomi 4 Lite không phải là quá nhỏ khi so với mức lưu lượng tối đa của máy. Ở mức thấp nhất, máy chạy rất yên tĩnh, không phát ra tiếng động gì, phải ghé sát tai mới có thể nghe thấy.


Xiaomi 4 Lite test - 8.png



Ngoài ra, Xiaomi 4 Lite còn có 15 mức tốc độ để lựa chọn, mình chỉ đo ở ba mức thấp nhất, trung bình và cao nhất.

Mức ồn trên công suất của máy mình đánh giá tốt.

Tổng kết

Với Xiaomi Smart Air Purifier 4 Lite, mình ấn tượng ở việc dù giá thành rẻ, nhưng máy vẫn được thiết kế đẹp, gia công tốt, khả năng lọc bụi mịn của lõi lọc Xiaomi hiệu suất cao không hề kém cạnh so với những máy sử dụng màng lọc HEPA truyền thống, nhưng lưu lượng gió được tăng lên, sẽ giúp máy tiêu thụ ít điện năng hơn, và mức ồn cũng thấp hơn.

Tất nhiên với mức giá hấp dẫn, cảm biến bụi mịn được trang bị dù là loại laser nhưng độ chính xác vẫn chưa cao lắm, mình chỉ đánh giá ở mức khá, chấp nhận được với mức giá.

Bài viết xin được kết thúc tại đây, các bạn có thể xem thêm nhiều nội dung khác về máy lọc không khí.

Cảm ơn các anh em đọc bài viết của Ngon Bổ Xẻ trên Tinh Tế, mình cũng có Website, Facebook, Telegram, YouTubeGroup chia sẻ deal hời





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *