Nước Nhật và Sony đã định hình tầm nhìn của Steve Jobs ra sao?
Đến giữa năm 1985, Jobs rơi vào tình cảnh trôi dạt. Bị loại bỏ khỏi Apple sau một cuộc tranh chấp trong hội đồng quản trị, thiên tài khi ấy mới chỉ 30 tuổi đã phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn, và Morita đã nhìn ra một cơ hội. Sony đang thử nghiệm máy tính cá nhân. Cỗ máy SMC-70 được ra mắt vào năm 1982 nhưng thiếu tầm nhìn táo bạo để cạnh tranh với Apple hoặc IBM.
Ông Morita, khi ấy sắp bước sang tuổi 65 và mong muốn đảm bảo cú nhảy tiếp theo của Sony thành công, được cho là đã đưa ra lời đề nghị cho Jobs một vai trò ở Sony. Chi tiết thỏa thuận ấy giờ vô cùng mơ hồ. Một số người nói rằng đó là để lãnh đạo nỗ lực phát triển PC của Sony, những người khác gợi ý một nhiệm vụ sáng tạo rộng lớn hơn, nhưng ý định rất rõ ràng: Morita muốn sự may mắn của Jobs.
Lời đề nghị này không quá xa vời. Jobs thần tượng Sony, luôn mang theo máy Walkman bên mình và ca ngợi triết lý thiết kế của nó. Ông thậm chí còn thuê nhà thiết kế từng làm việc cho Sony, Hartmut Esslinger vào năm 1983 để định hình diện mạo của Apple, lấy cảm hứng từ sự thống nhất về thiết kế và sản xuất của Sony. Một bữa tối với Morita ở Kyoto có thể đã khơi gợi ý tưởng đó. Có lẽ qua những bát Raku mà Jobs yêu thích, một lời nhận xét giản dị, “tại sao không tham gia cùng chúng tôi?” đã trở nên vô cùng nghiêm túc. Jobs, đang chao đảo sau khi bị đá khỏi Apple, rõ ràng đã bị cám dỗ. Bạn bè nhớ lại việc ông thường xuyên ca ngợi nguồn lực của Sony và đánh giá cao sự cố vấn của Morita.
Tuy nhiên, ông đã từ chối. Văn hóa phân cấp của Sony xung đột với nhu cầu kiểm soát của ông. “Ông ấy sẽ bị biến thành một con sư tử trong cũi,” Esslinger sau này nhớ lại. Sau nhiều tuần suy nghĩ, Jobs đã từ chối và thay vào đó đã thành lập NeXT. Đó là một canh bạc mang lại lợi nhuận, nhưng câu hỏi “giá như?” vẫn còn ám ảnh.
Tình yêu của Jobs đối với Nhật Bản đương nhiên không hề phai nhạt vì sự từ chối dẫn dắt nhóm phát triển PC của Sony khi đó. Khi làm việc ở NeXT, và sau đó là thời điểm trở lại Apple, ông đã chuyển hóa những bài học có được từ Akio: Sự đơn giản, kỹ thuật chế tác, hợp tác. iPod, được sinh ra từ niềm ám ảnh Walkman của anh ấy, đã lật đổ giấc mơ âm nhạc kỹ thuật số của Sony, một bước ngoặt đầy tính thơ mộng. Những bản in shin-hanga của ông treo trong nhà ở Palo Alto và ông thường xuyên trở lại Nhật Bản, trau dồi tầm nhìn của mình.
Vào ngày 6/10/1999, trong một bài thuyết trình quan trọng của Apple, Jobs đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Morita, người đã qua đời vài ngày trước đó. Một bức ảnh về nhà sáng lập Sony xuất hiện trên màn hình cùng dòng chữ “Hãy suy nghĩ khác biệt”. Sau một thoáng im lặng, Jobs nói về ảnh hưởng ban đầu đối với Apple, đối với ông, từ Sony, từ cái cách Nhật Bản của Morita đã định hình ông. “Một nửa linh hồn của Apple đến từ Nhật Bản,” Esslinger từng bông đùa, và điều đó hoàn toàn đúng.
Theo Obsolete Sony