Theo mình, đây là những lí do khiến iPhone đánh mất sức hấp dẫn, đâu chỉ tại Apple!
Ngoài ra, còn bởi sự phát triển chung của ngành, của công nghệ, khiến người dùng xảy ra hiện tượng “mệt mỏi công nghệ” làm giảm hứng thú với những thiết bị công nghệ mới. Nhìn xem, một ngày hiện tại chúng ta đang tiếp xúc với biết bao nhiêu thiết bị công nghệ, thiết bị kết nối internet,.. TV ngày xưa chỉ là TV, TV bây giờ cũng kết nối internet rồi. Rồi nào robot, router, tủ lạnh, máy lạnh,,… bao nhiêu thứ. Ngộp và mệt cũng không có gì lạ. Chính điều đó dẫn đến đôi khi dù có tính năng mới mẻ, chưa chắc người dùng sẽ hứng thú. Đôi khi người dùng còn thấy ngán ngẩm vì phải học cách sử dụng tính năng mới đó.
Hoài niệm và kỳ vọng
“Không có kỳ vọng, sẽ không có thất vọng”. Và đó cũng là 1 trong những lí do lớn khiến iPhone mới không đủ để tạo sự phấn khích. Bắt nguồn từ hoài niệm, từ ký ức về những đột phá thời kỳ đầu, những khoảnh khắc ấn tượng ở sự kiện ra mắt iPhone mới thời đó,.. Quá đậm sâu trong ký ức của người dùng tạo nên thói quen về sự kỳ vọng những đột phá mỗi lần ra mắt iPhone mới. Nhưng rồi từng sự kiện “xem màn hình” nhàm chán trôi qua, những chiếc iPhone nhiều năm không thay đổi,.. Dẫn người dùng từ kỳ vọng sang thất vọng… Rồi lại kỳ vọng, rồi lại thất vọng. Yêu bao nhiêu mà cứ vòng lặp vậy còn bỏ nhau, chứ ở đó mà với một thương hiệu, một chiếc điện thoại.
Yếu tố xã hội: không còn “iPhone = đẳng cấp’
Những năm 2007-2010, việc sở hữu iPhone mới nhất phần nào thể hiện giá trị của người chủ nhân, mang lại địa vị xã hội.. Hay dân dã với nhiều người là “khoe mẽ”. iPhone lúc đó được xem như 1 món đồ xa xỉ thể hiện đẳng cấp, kiểu như vậy.