Tại sao các loài động vật ở vùng nhiệt đới lại thường có màu sắc rực rỡ
Roberto Arbore, một nhà sinh vật học tiến hoá tại Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng Sinh học và Tài nguyên Di truyền ở Bồ Đào Nha cho biết: “Có một mối liên hệ giữa mức độ đa dạng sinh học và mức độ phong phú về màu sắc của các loài sinh vật trong cộng đồng đó. Nếu bạn sống trong một môi trường có sự đa dạng cao, chẳng hạn như rừng mưa nhiệt đới, bạn cần phải có những đặc điểm để phân biệt được hết các cá thể cùng loại, tránh việc giao phối nhầm với cá thể thuộc loài khác.”
Đặc biệt là chim, loài vốn chủ yếu dựa vào thị giác để nhận biết môi trường xung quanh. Việc phải cạnh tranh trong một môi trường đông đúc và đa dạng như rừng nhiệt đới đã thúc đẩy chúng ngày càng phát triển màu sắc sặc sỡ và hoa văn đặc trưng, như các loài như vẹt, chim ruồi, tucan và nhiều loài chim nhiệt đới khác.
Tuy nhiên, chuyên gia Puebla cũng lưu ý rằng: “Chúng ta luôn phải cẩn trọng khi nói về màu sắc và các kiểu hoa văn. Vì cách mà con người nhìn nhận màu sắc sẽ khác hẳn với các những loài động vật.”
Lưu ý này đặc biệt đúng trong môi trường biển. Do ánh sáng bị hấp thụ khác nhau khi đi qua nước, màu đỏ là một trong những màu biến mất nhanh nhất, điều này nghe có vẻ ngược đời nhưng lại khiến đỏ trở thành màu lý tưởng để ngụy trang. Tương tự với những hoa văn rực rỡ của loài cá mà con người nhìn thấy bắt mắt lại giúp nhiều loài cá có thể ẩn mình trong các rạn san hô, trốn khỏi sự truy đuổi của những kẻ săn mồi.
Nhà sinh học Arbore còn cho biết còn có một lý do nữa đó là việc tạo ra màu sắc, dù thông qua sắc tố hay các đặc điểm cấu trúc vi mô, đều đòi hỏi một lượng năng lượng đáng kể. Mà năng lượng thì lại cực kỳ khan hiếm ở những môi trường khắc nghiệt như sa mạc.