Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Review tản nhiệt sò lạnh từ tính Hagibis cho điện thoại di động


Khi mới cấp nguồn, mình thấy bộ tản nhiệt có thể sẽ tiêu thụ tầm 7.5W, nhưng sau một lúc, mức điện năng tiêu thụ giảm về tầm 6.3W nếu không phải tản nhiệt gì. Nếu tản nhiệt cho điện thoại, mình đo được quạt sẽ tiêu thụ khoảng 6.5W khi sử dụng tác vụ như chạy Antutu Test.


tan-nhiet-dien-thoai-nam-cham-magsafe-hagibis-14.JPG



Dòng điện sử dụng là 5V, vì vậy cơ bản sẽ dùng được với mọi loại sạc điện thoại thông thường, nhà sản xuất khuyến cáo nên sử dụng bộ sạc có công suất từ 10W trở lên.

Một điểm mình thấy ấn tượng với chiếc tản nhiệt này của Hagibis đó là sẽ làm lạnh đều toàn bộ bề mặt tản nhiệt áp vào điện thoại, vì vậy vùng làm lạnh cũng rất lớn.


tan-nhiet-dien-thoai-nam-cham-magsafe-hagibis-16.JPG



Đây là điểm khác biệt so với những tản nhiệt nam châm giá rẻ khác, thường sẽ còn 1 vòng nam châm ở bên ngoài và chỉ làm mát được ở phía bên trong với diện tích tiếp xúc nhỏ hơn, hoặc thậm chí một số loại chỉ làm mát được ở khu vực rất nhỏ bên trong nơi có sò lạnh mà không tản đều được nhiệt ra cả bề mặt tiếp xúc.


vn-11134103-7r98o-luhey6h6pxyd90 copy 2.jpg



Ví dụ về một tản nhiệt giá rẻ với bề mặt tản nhiệt sử dụng vật liệu dẫn nhiệt kém

Về bản chất, bên trong vẫn sẽ là một khối sò lạnh hình chữ nhật, tuy nhiên bề mặt tản nhiệt được sử dụng vật liệu dẫn nhiệt tốt sẽ giúp cả bề mặt được làm lạnh tốt và truyền nhiệt nhanh và đều ra cả bề mặt. Các sản phẩm tản nhiệt sự dụng vật liệu dẫn nhiệt không tốt thì sẽ chỉ làm lạnh được 1 khu vực nhỏ nơi đặt sò lạnh ở trong.

Khả năng tản nhiệt

Để kiểm tra hiệu quả tản nhiệt, mình đã test một vài bài test hiệu nặng với thiết bị iPhone 13 mini của mình sử dụng phần mềm Benchmark Antutu V10

Điểm Antutu cho iPhone 13 mini tham khảo trên Website của Antutu là 1,215,832


image-7-1536x864.jpeg



Mình vừa test vừa cắm sạc, test 3 lần liên tục khi không dùng tản nhiệt và 3 lần liên tục có dùng tản nhiệt. Khi test không có tản nhiệt, mình cũng đặt máy lên một giá đỡ để máy ở góc chéo, tương tự như khi test lúc có tản nhiệt.


tan-nhiet-dien-thoai-nam-cham-magsafe-hagibis-4.jpeg



Test khi không gắn tản nhiệt

tan-nhiet-dien-thoai-nam-cham-magsafe-hagibis-6.jpeg


Test khi gắn tản nhiệt

Dưới đây là kết quả khi không sử dụng tản nhiệt. Hiệu năng của máy suy giảm đáng kể, chỉ loanh quanh mức 1 đến 1.07 triệu điểm Antutu, giảm đáng kể so mới mức hiệu năng cao nhất của máy.


tan-nhiet-dien-thoai-nam-cham-magsafe-hagibis-17.jpg



Khi sử dụng tản nhiệt, máy duy trì hiệu năng ở mức tối đa, không có dấu hiệu suy giảm với hơn 1.3 triệu điểm, ngay cả khi mình test 3 lần liên tục nối tiếp nhau.


tan-nhiet-dien-thoai-nam-cham-magsafe-hagibis-18.jpg



Có thể thấy, tản nhiệt Hagibis có hiệu quả khá rõ ràng trong việc làm mát cho máy giúp duy trì hiệu năng kể cả trong những tác vụ dài.

Ngoài ra, nếu các bạn đang dùng iPhone kích thước cơ bản (bản thường, bản Pro) hoặc kích thước mini, sẽ có thêm một tính năng phụ đó là khi gắn tản nhiệt, có thể dựng máy lên như thế này.


tan-nhiet-dien-thoai-nam-cham-magsafe-hagibis-5.jpeg



Và hình ảnh này cũng thể hiện một nhược điểm nhỏ của chiếc tản nhiệt này đó là không có cổng bypass nguồn sạc từ tản nhiệt sang cho điện thoại, điều này cũng khó có thể đòi hỏi ở những chiếc tản nhiệt giá rẻ.

Đo nhiệt độ


Tản nhiệt này không có cảm biến nhiệt độ, vì vậy mình cũng chỉ đo thử nhiệt độ lúc hoạt động, với nhiệt độ môi trường là khoảng 32.5 độ C, nhiệt độ mình đo được là khoảng 15.2 độ C, cơ bản có thể thấp hơn nhiệt độ môi trường tầm 17 độ C cũng là mức khá ổn rồi.

Một số nguồn tham khảo khác cũng đo được nhiệt độ của tản nhiệt Hagibis có thể xuống đến tầm 12 độ với nhiệt độ phòng 27 độ (giảm khoảng 15 độ so với môi trường).


tan-nhiet-dien-thoai-nam-cham-magsafe-hagibis-19.jpeg



Để so sánh, tản nhiệt cao cấp như Cryo của Cooler Master mình từng sử dụng cũng chỉ giảm tầm 18 độ C so với nhiệt độ môi trường khi chạy công suất cao nhất. Vì vậy mình đánh giá hiệu năng của tản nhiệt Hagibis là khá tốt so với kích thước và thiết kế nhỏ gọn.

Ngoài ra, mình vẫn giữ quan điểm với tản nhiệt cho điện thoại, đó là: không phải càng lạnh là càng tốt.
Một chiếc tản nhiệt điện thoại không nhất thiết phải có khả năng đóng băng nước ngưng tụ trên bề mặt. Lý do là vì:

Theo nhiều tài liệu của các hãng sản xuất điện thoại (Apple, Samsung, Xiaomi), nhiệt độ tối ưu của môi trường để sử dụng là khoảng 0-40°C. Ngoài ra, nhiệt độ hoạt động tối ưu của pin li-ion nói chung cũng là từ 15-35°C, ngoài ngưỡng nhiệt này, công suất nạp và xả của pin cũng sẽ bị suy giảm, ảnh hưởng đến tuổi thọ pin (ResearchGate).


image-8.jpeg



Nhiệt độ hoạt động tối ưu của pin Li-ion. Nguồn ảnh: ReasearchGate

Vì vậy, chỉ cần tản nhiệt vừa đủ, với mức nhiệt thấp nhất tầm 10-15 độ, sử dụng với điện thoại có thể nóng tới 40 độ, sẽ kéo về mức nhiệt cân bằng ở mức 25-35 độ, vừa đủ để có hiệu năng tốt mà lại không ảnh hưởng đến các linh kiện khác bên trong.

Mức độ ồn

Mặc dù có thân hình nhỏ gọn, nhưng bộ tản nhiệt của Hagibis cũng vẫn hoạt động khá yên tĩnh. Mình đo độ ồn khi hoạt động với khoảng cách rất gần, tầm 2cm, độ ồn lớn nhất mà tản nhiệt phát ra khi chạy ở mức cao là khoảng 55.3 dB, đối với mức thấp chỉ là 40.7 dB. Độ ồn này là rất thấp với tản nhiệt điện thoại.


tan-nhiet-dien-thoai-nam-cham-magsafe-hagibis-20.jpg



Trong điều kiện sử dụng bình thường như khi chơi game thì âm thanh khi hoạt động của quạt không hề gây ảnh hưởng gì đến người dùng, thậm chí nếu không để ý hoặc xung quanh có tiếng ồn khác, có thể bạn còn không nhận ra được tiếng ồn của chiếc quạt tản nhiệt này.

Tuy nhiên, đối với việc quay video hay livestream, các bạn sẽ cần lưu ý, vì nếu quạt chạy ở mức vừa và cao, sẽ thu cả tiếng quạt vào mic của điện thoại, với mức thấp có lẽ cũng có thu nhưng vì rất nhỏ nên sẽ không quá ảnh hưởng. Vì vậy, với các hoạt động như quay video hay livestream mà buộc phải sử dụng quạt tản nhiệt, các bạn sẽ cần cân nhắc sử dụng thêm mic rời thay vì thu âm bằng mic có sẵn trên điện thoại.

Tổng kết

Tản nhiệt từ tính Hagibis là một phụ kiện rất hữu ích trong mùa nóng, với thiết kế nhỏ gọn, tối giản và tính năng hít nam châm tiện lợi, cùng với khả năng tản nhiệt tốt mà lại không quá ồn, sẽ là một lựa chọn phù hợp dành cho những ai đang cần một chiếc tản nhiệt cho điện thoại đủ tốt mà lại vẫn có thiết kế nhỏ gọn và tối giản.

Mức giá của tản nhiệt Hagibis cũng rất dễ tiếp cận, khoảng tầm 230,000-250,000đ, vào những dịp sale có thể chỉ còn khoảng 160,000-170,000đ. Các bạn có thể tìm mua sản phẩm này tại gian hàng chính hãng của Hagibis trên các sàn thương mại điện tử. Mình sẽ để link ở dưới phần comment.

Bài review chi tiết tản nhiệt điện thoại từ tính Hagibis xin được kết thúc tại đây, cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.

Cảm ơn các anh em đọc bài viết của Ngon Bổ Xẻ trên Tinh Tế, mình cũng có Website, Facebook, YouTubeGroup chia sẻ deal hời. Ngon Bổ Xẻ – Reviewer độc lập.





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *