Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Mỹ cân nhắc thu hồi miễn trừ xuất khẩu thiết bị sản xuất chip đối với Samsung, SK hynix


Bộ Thương mại Hoa Kỳ, thông qua Cục Công nghiệp và An ninh (BIS – Bureau of Industry and Security), đang xem xét thu hồi các giấy phép miễn trừ đã được cấp cho TSMC, SamsungSK hynix. Cụ thể hơn, giấy phép miễn trừ cho phép các công ty Mỹ xuất khẩu thiết bị sản xuất chip tiên tiến đến các nhà máy của 3 đối tác trên tại Trung Quốc. Động thái này được cho là một phần trong nỗ lực hạn chế sự chuyển giao công nghệ bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc, trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng. Kế hoạch này được Jeffrey Kessler – Thứ trưởng đặc trách An ninh Công nghiệp – trình bày tại một phiên điều trần trước Hạ viện Mỹ vào tháng 6/2025.

Từ năm 2022, sau khi Mỹ áp đặt các hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc, nhiều tập đoàn nước ngoài như Samsung và SK hynix đã được cấp quyền “Validated End-User” (VEU). Các miễn trừ này cho phép 3 công ty kể trên tiếp tục nhận thiết bị bán dẫn từ các nhà cung cấp Mỹ như Lam Research, KLA Corp và Applied Materials mà không cần xin giấy phép xuất khẩu riêng biệt cho từng lô hàng. Tuy nhiên, nếu các giấy phép này bị hủy bỏ, hoạt động sản xuất tại các nhà máy chip của 3 ông lớn trên tại Trung Quốc – vốn tập trung vào chip nhớ và các tiến trình sản xuất cũ đã trưởng thành – sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Samsung và SK Hynix đang vận hành các cơ sở sản xuất bộ nhớ (DRAM và NAND Flash) tại Trung Quốc chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Còn TSMC vận hành nhà máy sản xuất chip theo tiến trình công nghệ từ 28 nm trở lên, phục vụ các ứng dụng như điện tử tiêu dùng và xe hơi.


4356-iqmtvwu9813238.jpg



Theo Wall Street JournalReuters, Jeffrey Kessler đã trực tiếp thông báo cho các công ty về khả năng thu hồi miễn trừ, đồng thời nhấn mạnh đây là biện pháp phòng ngừa nếu các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc thất bại. Thu hồi miễn trừ sẽ không chặn các máy EUV nhưng có thể siết chặt với các thiết bị DUV, máy khắc quang phổ, mạ, ăn mòn (etching/deposition) do Lam Research, KLA và Applied Materials sản xuất.

Năm 2024, Trung Quốc là thị trường lớn nhất toàn cầu cho thiết bị sản xuất wafer (41 tỷ USD, chiếm 40%) . Tuy nhiên, mặt khác các nhà sản xuất nội địa như Naura, ACM Research (ACMR) và AMEC đã tăng trưởng mạnh, doanh thu lần lượt tăng gấp 5 lần (đạt 29.8 tỷ CNY), gấp 4 lần (9.1 tỷ CNY) hay khoảng 45% so với 2023. Đây cũng là điều mà một số quan chức Mỹ lo ngại, bởi Trung Quốc hoàn toàn có thể “qua mặt” trong cuộc đua phát triển công nghệ hậu định luật Moore. Bước đi của Mỹ có thể trở thành cơ hộ̀i để ngành nội địa Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ thiết bị cấp thấp trên các node trưởng thành.

Lam Research, KLA Corp và Applied Materials là những doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong quá trình khắc, lắng đọng và xử lý wafer. Thị trường sau thông tin về kế hoạch hủy bỏ miễn trừ đã phản ứng ngay lập tức: cổ phiếu KLA giảm 2.4%, Lam Research giảm 1.9% và Applied Materials giảm 2%. Ngược lại, cổ phiếu của Micron – đối thủ của Samsung và SK hynix trong thị trường bộ nhớ DRAM và NAND – tăng 1.5%, cho thấy kỳ vọng lợi nhuận và thị phần dịch chuyển khi đối thủ gặp khó khăn ở đất nước tỷ dân.


49636850-15891199423258798-origin.jpg



Một quan chức Nhà Trắng xác nhận hiện chưa có ý định chính thức thu hồi miễn trừ, đây mới chỉ là kịch bản có thể xảy ra, nhưng khẳng định đây cũng là công cụ cần thiết nếu quan hệ song phương xấu đi. Ngoài ra, động thái này còn có thể làm phức tạp thêm quan hệ thương mại với các đồng minh như Hàn Quốc và Đài Loan – nơi đặt trụ sở chính của các hãng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, thu hồi miễn trừ cũng sẽ làm giảm cổ phiếu các nhà cung ứng thiết bị Mỹ.

Một điểm nhấn khác là liên quan đến tài nguyên đất hiếm. Mỹ chuyển từ “miễn trừ mở” sang “giấy phép từng lô” cho các thiết bị chip xuất khẩu sang Trung Quốc, theo mô hình hiện có với xuất khẩu nam châm đất hiếm. Trung Quốc hiện đang áp dụng thời hạn 6 tháng cho giấy phép xuất khẩu đất hiếm – động thái mà Washington coi là “vũ khí hóa nguyên liệu thô”, trong khi phía Mỹ muốn đảm bảo nguồn cung dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh đất hiếm là yếu tố thiết yếu cho sản xuất chất bán dẫn và các công nghệ quốc phòng. Trung Quốc hiện kiểm soát trên 60% nguồn cung đất hiếm toàn cầu, trong đó có các nguyên tố quan trọng như neodymium và dysprosium – thiết yếu trong sản xuất động cơ điện và công nghệ quân sự.


dat hiem khai thac -vcg.webp



Trung Quốc đã tự chủ được khoảng 11% đơn hàng thiết bị wafer trong năm 2024, so với chỉ 5% hồi năm 2020. Dù rằng sản xuất ở các node tiên tiến vẫn phụ thuộc EUV từ ASML, Trung Quốc nhanh chóng phát triển DUV, etching, deposition và dry-cleaning, đẩy cao tỷ lệ nội địa hóa. Việc thu hồi miễn trừ có thể làm chậm tiến độ sản xuất tại Trung Quốc, đẩy các hãng nội địa phát triển nhanh hơn; nhưng cũng sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng chi phí cho các đối tác Mỹ – lúc đó họ có thể tái cấu trúc chuỗi cung ứng, đổi sang Nhật và châu Âu.

Dù hiện tại Nhà Trắng khẳng định “chưa có ý định thực thi biện pháp này”, nhưng việc chuẩn bị khung pháp lý và thông báo tới các bên liên quan cho thấy Mỹ đang giữ phương án này như một công cụ chiến lược. Rõ ràng thu hồi giấy phép miễn trừ đang được xét theo khía cạnh là công cụ mặc cả trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Nếu bị thực thi, đây có thể là bước ngoặt trong cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời đặt ra bài toán khó cho các công ty đa quốc gia như Samsung, SK Hynix và TSMC – vốn đang bị kẹt giữa 2 siêu cường. Về dài hạn, kịch bản hạn chế thiết bị có thể đẩy nhanh quá trình tự chủ của Trung Quốc trong lĩnh vực bán dẫn, đồng thời làm xáo trộn cấu trúc của chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu vốn đang rất nhạy cảm sau đại dịch và các đứt gãy địa chính trị.





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *