Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Mỹ sắp chế tạo bom xuyên phá mới chứa đầu đạn nặng hơn GBU-57 bốn lần


Mấy bữa nay anh em đã nghe về chiến dịch Búa Đêm nhắm vào ba cơ sở hạt nhân quan trọng ở Iran. Loại bom xuyên phá được dùng trong chiến dịch đó là GBU-57 (còn gọi là MOP), có thể xuyên sâu xuống lòng đất tới 60 mét để phá hủy các boongke ngầm. MOP đã được Không quân Mỹ đưa vào hoạt động từ năm 2011, đồng thời ngay từ thời điểm đó họ đã nghĩ tới loại bom xuyên phá thế hệ tiếp theo mang tên NGP (Next Generation Penetrator).

Chiến dịch Búa Đêm đã thành công lớn, nhưng qua đó anh em cũng thấy bom MOP còn vài hạn chế như phải thả gần mục tiêu, thiếu động cơ đẩy và độ sâu xuyên phá còn gây tranh cãi. Không quân Mỹ ý thức điều này rõ hơn ai hết, bởi vậy hồi tháng 2 năm ngoái họ có đưa ra một bản thông báo trong đó nêu rõ những đòi hỏi đối với bom xuyên phá thể hệ mới NGP mà nhà thầu cần đáp ứng. Tài liệu này không nói quá chi tiết về NGP mà chỉ nêu ra một số yêu cầu chung chung, cụ thể như lượng chất nổ của nó sẽ nặng tối đa 9,98 tấn (gấp 4 lần MOP), có khả năng xuyên phá và nổ thành nhiều mảnh.

Họ cũng không cho biết kích thước cũng như khối lượng tổng thể của NGP. Giả sử nó có tỷ lệ giữa chất nổ/tổng khối lượng là 20% giống như MOP (tức là 2,4:12,3 tấn) thì tổng khối lượng của NGP có thể đạt cao nhất 50 tấn. Nhưng về kích thước thì sẽ khó mà lớn hơn MOP bởi khoang chứa bom của chiếc B-2 Spirit và ngay cả B-21 Raider đều có hạn. Ngoài ra bom NGP sẽ được tích hợp hệ thống Dẫn đường, Điều hướng và Kiểm soát (GNC) đạt độ chính xác cao, bất kể có sự hỗ trợ của định vị GPS hay không.

Họ yêu cầu rằng trong số 100 quả NGP thì ít nhất phải có 90 quả nhắm trúng điểm va chạm và chỉ được phép sai lệch tối đa 2,2 mét. Nó cũng cần trang bị ngòi nổ chuyên dụng để ứng phó với tình huống không rõ độ sâu chính xác cũng như bố cục của boongke, sao cho nó có thể chịu được độ cứng của lớp bê tông. Đặc biệt là ngòi nổ này phải “cảm nhận” được nó đã lọt xuống một không gian trống (ví dụ căn phòng) rồi mới kích nổ. Hoặc nó có thể được trang bị một khả năng nữa là “đếm” số tầng lầu để ước tính độ sâu và kích nổ khi thấy đã đủ sâu.

Bom MOP hiện tại không có động cơ đẩy và phải được thả khá gần mục tiêu, vì vậy Không quân Mỹ đang cân nhắc trang bị cho NGP động cơ để thả nó từ khoảng cách xa hơn. Về độ sâu, nếu như bom MOP đào sâu được 60 mét thì NGP cần phải xuyên sâu hơn, vượt qua được các lớp bê tông kiên cố hơn.

NGP có thể không hẳn là một loại bom duy nhất mà sẽ có nhiều phiên bản nhằm ứng phó với từng kiểu boongke khác nhau. Nhà thầu cho bom NGP cũng chưa được chọn, nhưng một ứng viên tiềm năng là nhà sản xuất của MOP: Boeing. Sau khi trao hợp đồng thì Không quân Mỹ tính cho thử nghiệm từ 3 đến 5 nguyên mẫu có đầu đạn thật trong vòng 18-24 tháng.

Theo Interesting Engineering, TWZ.





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *