Coi cá voi sát thủ, cá heo, tàu lượn siêu tốc và nhiều điều thú vị
Sau gần 2 tiếng chạy xe, cuối cùng cũng tới. Thành phố San Diego đã lên kế hoạch phát triển khu vực Mission Bay này thành một công viên thủy sinh lớn từ cuối những năm 1940. Ý tưởng về một thủy cung hoặc công viên động vật biển đã xuất hiện trong các bản quy hoạch từ năm 1939. Mission Bay là khu vực rộng lớn, có mặt nước tự nhiên, phù hợp cho các hoạt động giải trí, giáo dục và nghiên cứu về sinh vật biển. Điều này tạo điều kiện lý tưởng để xây dựng một công viên chủ đề về đại dương, kết hợp giữa giải trí, giáo dục và bảo tồn.
Các công viên giải trí hoặc khu vui chơi ở Mỹ thường có phí gửi xe khá cao. Ví dụ như chỗ đậu thông thường thường sẽ có giá 40 đô la. Đậu gần cổng hơn để đỡ đi bộ thì giá lên tới 70 đô la. Mình đi rất sớm, lúc công viên vừa mở cửa nên chỗ đậu xe cũng rất gần cổng vào dù chỉ mua chỗ đậu thông thường. Sẵn nói về phí, giá vé vào cổng hôm mình dì là 70 đô la 1 người.
Đi sớm cũng đỡ phải xếp hàng vào cổng lâu lắc. Đi chơi mấy chỗ này thì vui thiệt, nhưng ngán nhất là lúc xếp hàng chờ đợi.
Đây là trò đầu tiên mình chơi, tàu lượn siêu tốc có tên là Electric Eel.
Đúng như cái tên, trò này lấy cảm hứng từ loài lươn điện, do đó lộ trình của nó nhào lộn rất sốc.