Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Tại sao trái banh tennis lại có màu vàng?


Tennis được phát triển vào những năm 1870, bắt nguồn từ môn thể thao hoàng gia có tên là “real tennis” vốn đã tồn tại hàng thế kỷ trước đó. Dù cả hai đều có điểm chung là người chơi đứng ở hai phía lưới, đánh qua đánh lại một quả bóng, nhưng sân đấu, cách ghi điểm và nhiều yếu tố khác lại rất khác biệt. Bóng trong môn real tennis truyền thống thường được làm từ một lớp vải hoặc da khâu lại thành hình cầu, nhồi bên trong bằng giẻ rách, lông ngựa hoặc các vật liệu tương tự. Trong khi đó, bóng tennis hiện đại từ lâu đã được làm từ cao su.

Trong gần 100 năm đầu tiên, banh tennis được làm với màu trắng hoặc đen, tùy vào màu sân để dễ thấy. Lúc đó, mọi người chơi tennis chủ yếu ở câu lạc bộ, khán giả ngồi gần nên không ai phàn nàn. Nhưng đến những năm 1960–1970, khi tennis bắt đầu được phát sóng trên tivi, mọi chuyện thay đổi. Trên màn hình tivi thời đó, hình ảnh không rõ nét, banh trắng dễ bị lẫn với nền sân và áo của vận động viên, khiến khán giả không thấy banh đâu cả! Thế là năm 1972, Liên đoàn Quần vợt Quốc tế quyết định: đổi sang bóng màu vàng huỳnh quang, vì đây là màu mắt người dễ nhìn thấy nhất, đặc biệt khi banh bay nhanh và thi đấu ngoài trời. Màu vàng huỳnh quang còn “bắt sáng” rất tốt, nổi bật trên cả tivi đen trắng lẫn màu.. Trong khi đó, giải Wimbledon vẫn trung thành với bóng trắng truyền thống, nhưng cuối cùng cũng chuyển sang dùng bóng vàng từ năm 1986.


tennis-ball-1.jpg



Từ khi môn tennis ra đời vào thập niên 1870, người ta đã dùng cao su Ấn Độ (được tạo ra nhờ quá trình lưu hóa do Charles Goodyear phát minh vào những năm 1850) để sản xuất bóng tennis. Ban đầu, bóng tennis chỉ được làm hoàn toàn bằng cao su. Tuy nhiên, để cải thiện độ bền và cảm giác khi chơi, người ta bắt đầu phủ thêm một lớp vải flannel được khâu xung quanh phần lõi cao su. Sau đó, bóng tiếp tục được cải tiến bằng cách làm rỗng lõi bên trong và bơm khí vào.

Lúc đầu, phần lõi được tạo ra theo nguyên lý “cỏ ba lá”: một tấm cao su chưa qua lưu hóa được dập thành hình giống như ba cánh lá chụm lại, sau đó lắp ráp bằng máy móc để tạo thành một khối hình cầu. Hóa chất tạo khí được cho vào trước khi đóng kín lõi, và được kích hoạt trong quá trình tạo hình lõi trong các khoang gia nhiệt.


tennis-ball-8.jpg



Một quả banh tennis được cắt ra để lộ phần ruột cao su bên trong.

Quy trình này được sử dụng trong nhiều năm cho đến khi độ chính xác ngày càng cao của tennis yêu cầu bóng phải có độ đồng đều lớn hơn (đặc biệt là về độ dày của thành bóng), điều mà phương pháp “cỏ ba lá” không đảm bảo được. Ngày nay, người ta thường đúc ép hai nửa “vỏ” riêng lẻ rồi ghép lại để tạo thành lõi. Lớp vải flannel ban đầu đã được thay thế bằng loại vải “melton” chuyên dụng, và các đường khâu được thay bằng đường nối cao su lưu hóa.


tennis-ball-6.jpg


Tham khảo: (1), (2),





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *