Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Câu chuyện về một nhà vật lý dành cả đời để nghiên cứu cỗ máy thời gian


Du hành thời gian từ lâu được coi là không khả thi do hạn chế về công nghệ, đồng thời nghịch lý thời gian lại càng khiến việc đi về quá khứ trở nên xa vời. Vì thế cỗ máy thời gian nghe có vẻ rất siêu thực, dù vậy có một số người đã cố gắng nghiên cứu nó. Chẳng hạn vào năm 1995, một thợ hàn người Mỹ là Mike Marcum đã làm một cái và nó được cho là tạo ra một vùng xoáy điện từ, khi quăng vào đó một con ốc thì nó… biến mất và xuất hiện sau vài giây! Tuy vậy Marcum đã bặt vô âm tín từ năm 1997. Một trường hợp khác là nhà vật lý Mỹ Ronald Mallett, ông đã chế tạo ra một thiết bị laser mang tính minh hoạ, nhưng chưa tạo ra một cỗ máy thực sự.

Mallett sinh ra tại Pennsylvania năm 1945 và lớn lên ở khu Bronx, thành phố New York. Cha Mallett là người đã khơi dậy cho ông niềm đam mê khoa học dù chỉ là một thợ sửa tivi. Ông kể rằng cha mình rất nghiêm khắc, thường yêu cầu Mallett phải trả lời các câu hỏi về bảng cửu chương để thưởng tiền tiêu vặt. Vào năm 1955, người cha đột ngột qua đời và để lại một khoảng trống sâu sắc. Sau đó 1 năm, ông đọc cuốn sách “Cỗ máy thời gian” của H.G. Wells và lập tức tạo ra ngay một cái từ các linh kiện tivi, đài radio và phụ tùng xe đạp cũ. Đương nhiên là cỗ máy này vô dụng và Mallett thở phào vì nó có khi đã đốt rụi cả ngôi nhà nếu như… thành công.

Tiếp theo ông nghiên cứu thuyết Tương đối rộng của Einstein, được đưa ra năm 1916. Thuyết này cho rằng thời gian không bị tách bạch thành một chiều riêng mà có xen lẫn vào cấu trúc không gian. Cho nên vận tốc và trọng lực trong không gian có tác động tới dòng thời gian hẳn hoi, chẳng hạn nếu anh em di chuyển cực nhanh hay ở gần một vật có khối lượng lớn (hành tinh, lỗ đen) thì thời gian đối với anh em sẽ trôi chậm đi. Theo thuyết này, nếu chúng ta có thể chế một cỗ máy có công nghệ “thao túng” không gian theo một cách nào đó, chẳng hạn tàu vũ trụ đi nhanh bằng vận tốc ánh sáng, thì chuyện đi tới tương lai là khả thi. Nhưng Mallett đặt câu hỏi ngược lại: còn quay về quá khứ thì sao?


phuong-trinh-thoi-gian-cua-ronald-mallett.jpg


Để tìm câu trả lời, Mallett đã bắt đầu chuyển qua nghiên cứu lỗ đen, vì ông cho rằng lỗ đen là một nơi hoàn hảo để quay ngược thời gian. Ông giải thích rằng ánh sáng cũng có thể tác động tới thời gian và nếu ta có một chùm sáng rồi khiến nó xoay vòng đủ nhanh thì nó sẽ tạo ra một vùng không-thời gian cong tới mức làm thời gian bị xoắn lại. Nơi diễn ra hiện tượng cực đoan đó chính là một lỗ đen đang xoay, tại đó thời gian bị xoắn thành vòng lặp mà người ta gọi là các đường cong thời gian khép kín.

Đương nhiên là chúng ta không thể dịch chuyển lỗ đen xuống Trái Đất để đi về quá khứ, nên Malett đã mô phỏng tính chất của lỗ đen nhân tạo. Đó là một thiết bị phát ra những chùm tia laser quay vòng liên hồi với “hy vọng” làm cho vùng không-thời gian quanh đó bị biến dạng và từ đó làm thời gian bị xoắn lại nhờ vào năng lượng do chùm sáng laser tạo ra – giống điều xảy ra ở lỗ đen. Ý tưởng này đã gặp phải chỉ trích từ nhiều nhà vật lý khác, họ nói một thiết bị kiểu đó cần năng lượng cực lớn ở cấp độ khó tưởng tượng nổi. Chưa kể cho dù nó có khả thi đi nữa thì công nghệ hiện tại của con người cũng không thể đáp ứng nổi.


nha-vat-ly-ronald-mallett.jpg


Chính Mallett cũng công nhận điều đó và ông nói thứ mình làm ra chỉ là một thiết bị minh hoạ cho ý tưởng cỗ máy thời gian mà thôi. Ông cho rằng chúng ta cần vượt khỏi khuôn khổ của thuyết tương đối rộng, đồng thời cần dựa vào sự phát triển của công nghệ lượng tử để tạo ra một cỗ máy hoạt động được.

Liệu nghiên cứu của Mallett có thực sự tạo ra cỗ máy thời gian đưa con người về quá khứ hay nó chỉ là tưởng tượng, mô phỏng lý thuyết hoặc được con người thể hiện trong phim ảnh? Như anh em thấy, ít nhất những nỗ lực của Mallett cũng khiến chúng ta có thêm hy vọng về cỗ máy thời gian.

Theo PopMech, BlackGirlNerds.





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *