Over 10 years we help companies reach their financial and branding goals. Engitech is a values-driven technology agency dedicated.

Gallery

Contacts

411 University St, Seattle, USA

engitech@oceanthemes.net

+1 -800-456-478-23

Development Technology

Trung Quốc đang âm thầm xây dựng một trong những kính viễn vọng lớn nhất trên thế giới


Hiện tại, những kính viễn vọng lớn nhất thế giới như Hubble với đường kính gương gần 2,5 mét, hay James Webb gần 6,5 mét đều thuộc về Mỹ và hoạt động trên quỹ đạo. Trên mặt đất, bốn kính viễn vọng lớn nhất lớn nhất, ba ở Mỹ và một ở Tây Ban Nha, có đường kính khoảng 10 mét. Nếu Trung Quốc thực sự hoàn thành được một kính gần 14,6 mét, họ sẽ vượt mặt toàn bộ các đài quan sát mặt đất hiện tại, trừ khi châu Âu kịp hoàn thành dự án gần 40 mét tại Chile. Tuy nhiên, do đặc thù việc xây dựng kính viễn vọng cỡ lớn đang gặp nhiều thách thức về kỹ thuật và tài chính, với chi phí ước tính lên đến 1-2 tỷ USD, đồng thời phải chế tạo những hệ gương ghép gồm hàng trăm tấm nhỏ như thiết kế của TMT tại Hawaii với 492 mảnh lục giác, kết hợp với việc vận chuyển lắp ráp, hệ thống điều khiển phức tạp khiến việc hoàn thành dự án này đang gặp nhiều khó khăn hơn dự kiến ban đầu.

Bằng chứng, sự im lặng và vì sao điều này quan trọng

Vấn đề là, phía Trung Quốc không công khai dự án này. Thay vào đó, chỉ có một vài dấu hiệu rò rỉ trên mạng xã hội: từ thông báo về việc một công ty quốc doanh thắng thầu chế tạo mái vòm cho kính viễn vọng 14,6 mét, đến bài đăng của sinh viên kể lại chuyến tham quan nơi có hệ gương của kính. Một nhà thiên văn học hàng đầu Trung Quốc cũng từng úp mở rằng ông hy vọng hoàn thành kính viễn vọng trước khi nghỉ hưu.


telescope-1.jpg



Có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang xây dựng kính thiên văn khổng lồ

Tuy nhiên, không có bất kỳ xác nhận chính thức nào từ chính phủ hay các viện nghiên cứu lớn của Trung Quốc. Điều này gây tò mò và lo ngại cho cộng đồng thiên văn quốc tế bởi vì nếu một quốc gia đang âm thầm đầu tư vào một dự án quy mô như vậy mà không công bố, có thể mục đích không chỉ nằm ở nghiên cứu khoa học đơn thuần. Kirshner nhận xét đây là điều “bất thường”, vì các quốc gia thường công bố rầm rộ khi sở hữu dự án tầm cỡ toàn cầu như vậy, tạo thêm nghi ngờ về động cơ thực sự phía sau của những thông tin kể trên.

Phản ứng từ phía Mỹ

Kirshner và các đồng nghiệp của ông, như Matt Mountain, người đứng đầu tổ chức quản lý kính Hubble và Webb cho NASA, đều cho rằng việc Trung Quốc tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực thiên văn có thể là dấu hiệu cho thấy họ đang chuẩn bị bứt phá trong cuộc đua công nghệ. Mountain cho rằng thiên băn học là “chất gây nghiện” đầu tiên cho khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Một khi thế hệ trẻ Trung Quốc được truyền cảm hứng từ vũ trụ, họ sẽ tiếp tục phát triển trong các ngành then chốt khác.

Chính vì vậy, Kirshner đã mang những thông tin mà ông thu thập được từ các đồng nghiệp biết tiếng Trung, kể cả việc xác định địa điểm nghi ngờ đặt ở cao nguyên Tây Tạng, để thuyết phục các nghị sĩ và Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) tiếp tục tài trợ cho dự án TMT. Ngoài ra, ông còn tranh thủ sử dụng câu chuyện về dự án Trung Quốc làm “đòn bẩy” để vận động chính phủ Mỹ duy trì hoặc tăng ngân sách cho các siêu kính viễn vọng lớn trong bối cảnh bị đe dọa cắt giảm ngân sách. Dù ban đầu gặp khó khăn vì đề xuất cắt giảm ngân sách dưới thời Tổng thống Trump, đến giữa tháng 7, Kirshner đã nhận được sự ủng hộ từ một ủy ban Thượng viện, đề xuất giữ lại ngân sách cho cả TMT lẫn dự án Giant Magellan Telescope với việc xây dựng một kính viễn vọng khác lớn với kích thước 25,3 mét, đặt tại Chile.


telescope-3.jpg



Dự án kính viễn vọng châu Âu dài gần 40 mét, được cho là lớn nhất thế giới, đang được xây dựng tại Chile





Source link

Author

MQ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *