Mỗi năm trên thế giới có hơn 3 triệu ca tử vong do lạm dụng thuốc và đồ uống có cồn
Cũng trong báo cáo thì mặc dù số ca tử vong có nguyên nhân từ đồ uống có cồn đã giảm dần từ 2010 đến thời điểm chốt số liệu. Tuy nhiên con số này vẫn ở mức khó chấp nhận khi có tới 2.6 triệu người chết, cao nhất ở khu vực châu Âu và châu Phi. Đi vào chi tiết thì như sau:
– Khoảng 1.6 triệu người chết bởi các bệnh không lây nhiễm, trong đó 474 nghìn người chết do bệnh liên quan đến tim mạch, và khoảng 401 nghìn người chết vì ung thư.
– Khoảng 724 nghìn ca chết do bị tổn thương do tai nạn giao thông, tự tử hay bạo lực.
– Còn lại 284 nghìn ca là do các bệnh truyền nhiễm. Kiểu như lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục do tác động của đồ uống có cồn hay thuốc (được gọi là chemsex).
– Trong tổng số các ca tử vong có tới 13% là ở nhóm trẻ, từ 20 đến 39 tuổi.
– Số lít tiêu thụ trung bình có giảm xíu, từ 5.7 lít vào năm 2010 xuống còn 5.5 lít vào năm 2019. Cao nhất là ở châu Âu với 9.2 lít và châu Mỹ 7.5 lít.
– Cũng tại 2 khu vực này mức tiêu thụ đồ uống có cồn ở nhóm 15 đến 19 tuổi là cao nhất. Có tới 45.9% ở châu Âu sử dụng đồ uống có cồn, ở châu Mỹ con số này là 43.9%.
Còn việc hỗ trợ người lạm dụng thuốc cũng đang ở mức rất thấp. Theo số liệu từ 145 quốc gia tham gia báo cáo thì vào năm 2019 số người tiếp cận được các phác đồ điều trị chỉ ở mức từ 1% đến 35%. Hầu hết đều không có nguồn nhân sách rõ ràng nhằm hỗ tợ việc này. Phần lớn đều đang dựa vào các nhóm tự hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn bởi sự kỳ thị, phân biệt và hiểu lầm làm hạn chế rất nhiều việc giúp những người này vượt qua tình trạng phụ thuộc vào thuốc của mình.
Theo tổng giám đốc WHO việc lạm dụng các chất kích thích này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, gây nên các vấn đề về tâm thần, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn, chấn thương và bao lực sau khi sử dụng. Và dù hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nhưng vấn nạn này vẫn xảy ra do việc nới lỏng quản lý tại rất nhiều quốc gia. Vậy nên việc tăng cường nhận thức, nâng cấp hệ thống y tế hay tăng cường các biện pháp khác như tái tập trung vào Kế hoạch hành động về đồ uống có cồn trên toàn cầu từ 2022 đến 2030 vẫn là việc cần thiết.
Tham khảo WHO